Cá thủy tinh Kryptopterus vitreolus - Loài cá cảnh trong suốt
Blog | by
Cá thủy tinh (Kryptopterus vitreolus), loài cá cảnh đặc hữu của Thái Lan, có ngoại hình trong suốt, thích bơi theo đàn, khó sinh sản trong bể nuôi tại nhà.
Cá thủy tinh (Kryptopterus vitreolus) hay còn gọi là cá ma, ghost catfish, một loài cá cảnh có ngoại hình độc đáo với cơ thể trong suốt như pha lê, bơi lội thành từng đàn rất uyển chuyển, tính tình hiền lành, đem đến một cảm giác thư thái cho người nuôi.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng cá cảnh đẹp tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, tập tính, ngoại hình cho đến cách chăm sóc cá thủy tinh nhé!
Thông tin cá thủy tinh:
Tên khoa học | Kryptopterus vitreolus |
Tên thường gọi | Cá thủy tinh, cá ma, ghost catfish, glass catfish |
Lớp | Actinopterygii - Cá vây tia |
Bộ | Siluriformes - Cá da trơn |
Họ | Siluridae - Cá nheo |
Chi | Kryptopterus |
Nguồn gốc | Thái Lan |
Kích thước | Tiêu chuẩn 8 cm, trung bình thường dài khoảng 6.5 cm |
Tuổi thọ | 1 - 2 năm |
Nguồn gốc cá thủy tinh
Cá thủy tinh trong suốt là loài cá đặc hữu của Thái Lan.
Cá thủy tinh hay còn gọi là cá ma, glass catfish, ghost catfish, tên khoa học là Kryptopterus vitreolus. Đây là một loài cá đặc hữu của Thái Lan, chúng thường sinh sống tại lưu vực sông Mae Klong, Chao Phraya, hay các tỉnh phía tây và trung của Thái Lan.
Trong tự nhiên, loài cá này thích sống ở các dòng suối nhỏ, sông có dòng chảy chậm hay nước tù, có nhiều thực vật thủy sinh, ánh sáng yếu hoặc hơi tối.
Trước năm 2013, cá thủy tinh bị nhầm lẫn với loài Kryptopterus bicirrhis - cũng là một giống cá da trơn nhưng nó không hoàn toàn trong suốt. Đến năm 2013, Kryptopterus vitreolus mới được công nhận là một loài cá riêng biệt.
Hiện nay, số lụng loài cá này tỏng tư nhiên ngày càng giảm dần do khai thác quá mức. Tuy nhiên, may mắn thay chúng đã được nhân giống thành công trong môi trường nhân tạo tại Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á.
Tên gọi "vitreolus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "trong như thủy tinh", ám chỉ vẻ ngoài đặc biệt của loài cá này là hoàn toàn trong suốt.
Đặc điểm ngoại hình cá thủy tinh
Cá thủy tinh có vẻ ngoài trong suốt như pha lê.
Cá thủy tinh có vẻ ngoài trong suốt vô cùng đặc biệt, nó còn được ví như là cá má. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ngoại hình của loài cá này nha.
- Cơ thể trong suốt hoàn toàn: Đây là điểm đặc trưng nhất của loài cá này, cơ thể chúng trong suốt như pha lê, có thể nhìn thấy cả xương sống, cơ quan nội tạng trong cơ thể, Điều này cũng giúp chúng dễ dàng ấn náu trong làn nước.
- Hình dáng: Thon dài, mảnh, dẹt theo chiều ngang, di chuyển mềm mại trong nước.
- Kích thước: 5 - 8 cm ở cá trưởng thành.
- Không có vảy: Loài cá này hoàn toàn không có vảy, chính vì điều này càng làm tăng thêm độ trong suốt của cơ thể.
- Vây: Vây lưng, vây bụng, vây đuôi đều trong mờ, và trở nên "vô hình" khi chúng bơi trong nước.
- Râu: Chúng có hai sợi dâu dài, mảnh hướng xuống dưới, đây cũng là đặc trưng của họ cá da trơn. Chiếc râu này giúp chúng cảm nhận môi trường xung quanh khi điều kiện thiếu sáng.
- Màu sắc: Tuy trong suốt nhưng chúng vẫn có phản chiếu ánh sáng lấp lánh khi bơi dưới ánh đèn.
Tập tính cá thủy tinh
Cá thủy tinh thích bơi thành từng đàn.
Cùng tìm hiểu chi tiết về tập tính của cá thủy tinh để xem nó có tính cách, thói quen gì thú vị so với những loài cá cảnh khác không nhé.
Thích bơi theo đàn
Cá thủy tinh có tính bầy đàn rất cao, chúng thích bơi theo từng nhóm nhỏ, ít nhất là từ 5 - 6 cá thể trở lên vì chỉ như vậy chúng mới có cảm giác thoải mái và an toàn. Đặc biệt, khi bơi theo đàn thì chúng bơi rất đồng đều, đem đến một hình ảnh vô cùng bắt mắt trong bể thủy sinh.
Hiền lành, không có tính lãnh thổ
Thủy tinh là loài cá cảnh siêu hiền lành, chúng sống ôn hòa với tất cả các loài cá cảnh khác trong bể, không bao giờ có dấu hiệu tranh dành lãnh thổ, rất phù hợp nuôi chung trong bể thủy sinh cộng đồng.
Nhút nhát, dễ stress
Đúng với ngoại hình nhỏ bé, mỏng manh, loài cá này rất nhút nhát, nếu nuôi đơn lẻ, chúng thường sẽ trốn trong các góc khuất. Và đặc biệt loài cá này rất nhạy cảm với tiếng động, tiếng ồn lớn hay kể cả ánh sáng quá mạnh.
Thích môi trường yên tĩnh, ánh sáng dịu
Loài cá này chỉ thích môi trường sống có ánh sáng dịu nhẹ hoặc hơi tối, nước trong suốt, có nhiều cây thủy sinh để dễ ẩn nấp, không thích sự ồn ào cho nên bạn hãy chú ý đặt bể cá ở nơi yên tĩnh và không có ánh sáng quá mạnh nhé.
Bơi lơ lửng, uyển chuyển
Cá thủy tinh không bơi nhanh, mạnh như những loài cá cảnh khác mà nó di chuyển nhẹ nhàng, uyển chuyển, trông cứ như đang lơ lửng tư do trong nước, vô cùng đẹp mắt.
Khó sinh sản trong bể nuôi tại nhà
Hiện nay, cá thủy tinh rất khó và hầu như không thể sinh sản trong các bể nuôi tại gia, vì nếu có điều kiện phù hợp nhất thì tỷ lệ thành công của chúng cũng không cao.
Và hiện nay, phần lớn số lựng loài cá này trên thị trường cá cảnh đều được nhập khẩu từ các trang trại nuôi chuyên nghiệp tại Thái Lan.
Cách chăm sóc & nuôi dưỡng cá thủy tinh chi tiết cho người mới
Cá thủy tinh thích môi trường nước sạch, nhiều cây thủy sinh.
Thủy tinh là một loài cá rất được ưa chuộng trong bể thủy sinh, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc cho chúng khỏe mạnh, phát triển tốt được. Nhưng bạn đừng lo nhé, vì dưới đây, chúng tôi đã chia sẻ hướng dân cách nuôi dưỡng, chăm sóc loài cá này siêu chi tiết, cùng tìm hiểu ngay nha.
Chuẩn bị bể nuôi cá thủy tinh
Tuy cá thủy tinh có kích thước nhỏ, nhưng chúng thường được nuôi theo đàn cho nên khi bạn thiết kế bể thì hãy lưu ý một số điều sau nhé.
- Thể tích bể: Tối thiểu 40 - 60 lít, cho đàn cá trên 5 con. Số lượng cá càng nhiều thì cần bể càng lớn.
- Nắp bể: Nên thiết kể thêm nắp đậy hoặc bể có viền cao.
- Trang trí: Nền bể nên rải sỏi mịn, trồng nhiều cây thủy sinh, lữa hay đá để tạo không gian ẩn náu.
- Ánh sáng: Dùng đèn LED có sánh sáng dịu nhẹ nhất để giúp cá thoải mái và trở nên đẹp mắt hơn.
- Hệ thống lọc nước: Trang bị loại lọc nhẹ, không tạo ra dòng chảy mạnh.
- Sục khí oxy: Nên có vì cá thích nước trong, sạch, giàu oxy.
Chất lượng nước phù hợp với cá thủy tinh
Để cá ma - thủy tinh có thể phát triển tốt thì nước trong bể cần đáp ứng những chỉ tiêu sau:
- Nhiệt độ: 24 - 28 độ C.
- pH: 6.5 - 7.5
- Độ cứng: Mềm đến trung tính.
- Thay nước. Thay nước mỗi tuần, mỗi lần chỉ thay khoảng 20% lượng nước trong bể.
Cá thủy tinh ăn gì?
Thủy tinh là loài cá khá dễ ăn, chúng có thể ăn cả thức ăn tươi lẫn cám viên, cụ thể như sau:
- Cám cá chuyên dụng dành cho cá nhỏ, thức ăn khô mịn.
- Artema, trùn chỉ, bo bo,...
Lưu ý:
- Mỗi ngày chỉ cho cá ăn từ 1 - 2 lần.
- Chọn thoại thức ăn chìm hoặc lơ lửng vì cá thường hoạt động ở tầng giữa bể.
Luôn nuôi cá thủy tinh theo đàn
Loài cá này rất nhút nhát, dễ stress cho nên bạn cần nuôi chúng theo đàn, ít nhất từ 5 con trở lên. Ngoài ra, có thể nuôi chúng với một số loài cá hiền lành như cá Neon Tetra, cá chuột, cá tam giác, cá bút chì,...
Bệnh thường gặp ở cá thủy tinh và cách điều trị
Cá thủy tinh có vẻ ngoài rất mong manh, nhạy cảm nên chúng dễ bị ảnh hướng nếu môi trường sống không đảm bảo. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở loài cá này, các bạn hãy cùng tìm hiểu để biết cách phòng tránh, xử lý kịp thời nha.
Tên bệnh | Nguyên nhân | Triệu chứng | Cách điều trị |
Cá thủy tinh bị nấm |
Nước bẩn. Cá bị trầy xước dẫn đến vi khuẩn phát triển |
Cá xuất hiện mảng trắng giống bông ở trên người, Cá tách đàn, lừ đừ |
Cách ly cá bệnh ra bể riêng. Dùng thuốc trị nấm chuyên dụng như Seachem, Green Malachite,... Thay nước sạch, tăng nhiệt độ lên 30 độ C, sục khí mạnh. |
Cá thủy tinh nhiễm ký sinh trùng ngoài da |
Cá mới mua chưa được cách ly tốt. Bể có sẵn mầm bệnh do vệ sinh không tốt |
Cá xuất hiện đốm trắng li ti như hạt muối. Cá bơi giật cục, tách đàn. Cá cọ mình vào đá, lũa |
Cách ly cá bệnh. Tăng nhiệt độ bể lên 30 độ C. Dùng thuốc trị ký sinh như Anti - Ich. Tắt đèn để giúp cá giảm stress. |
Cá thủy tinh bị bệnh đường ruột | Cá ăn quá nhiều, thức ăn sống bị nhiễm khuẩn |
Cá đi phân trắng. Cá bỏ ăn, bụng phình. Cá tách đàn, lười bơi |
Ngừng cho cá ăn trong 1 - 2 ngày. Dùng thuốc hỗ trợ đường ruột cho cá như Bio B, Metroplex,... Thay nước, vệ sinh bể sạch sẽ. |
Bảng giá cá thủy tinh
Ngay bên dưới đây là bảng giá cá thủy tinh Kryptopterus vitreolus tại thị trường Việt Nam, các bạn hãy tham khảo để xem liệu loài cá này có giá thành giao động ra sao, có phù hợp với túi tiền của mình không nha!
Loại cá thủy tinh | Gía lẻ (1 - 5 con) | Gía sỉ (Đàn 10 con trở lên) |
Cá thủy tinh thường 3 - 4 cm | 10.000 - 15.000 VNĐ/con | 6.000 - 9.000 VNĐ/con |
Cá thủy tinh size 5 - 6 cm | 15.000 - 25.000 VNĐ/con | 11.000 - 16.000 VNĐ/con |
Combo 10 con max size | 80.00 - 130.000 VNĐ/con |
Hình ảnh cá thủy tinh đẹp
Mời các bạn cũng chiêm ngưỡng một số hình ảnh siêu đẹp mắt về những đàn cá thủy tinh đang tỏa sáng trong các bể cá thủy sinh để hiểu lý do tại sao chúng được dân chơi cá cảnh yêu thích đến vậy nha.
Những chú cá thủy tinh trong suốt trong bể cá.
Một đàn cá thủy tinh đông đúc.
Những chú cá thủy tinh thích sống trong điều kiện có ánh sáng tối.
Hai chú cá thủy tinh đang bơi sát mặt đáy.
Như vậy, qua bài viết trên, cacanhdep.org đã chia sẻ cho các bạn tất tần tật thông tin liên quan đến cá thủy tinh. Đây quả thực là một loài cá có ngoại hình độc đáo với cơ thể trong suốt như pha lê, bơi lội uyển chuyển, hiền lành, giá thành phải chăng, quả thực là một lựa chọn hoàn hảo cho các bể cá thủy sinh.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Blog của chúng tôi để tìm hiểu thêm về các loài cá cảnh khác trong giới thủy sinh bao la này nhé!