Cá Sư Tử (Lionfish) - Tìm hiểu loài cá cảnh đẹp nhưng có độc

Blog | by CÁ CẢNH ĐẸP

Cá sư tử (Lionfish - Cá mao tiên), loài cá cảnh biển có ngoại hình siêu ấn tượng, có gai độc, khả năng sinh sản nhanh, tốt, là loài xâm lấn ở một số vùng biển

Cá sư tử (Lionfish) hay còn gọi là cá mao tiên, một trong những loài cá cảnh biển có ngoại hình độc đáo và ấn tượng nhất. Với bộ vây xòe rộng, màu sắc sặc sỡ, bơi lội uyển chuyển, vây có gai độc loài cá này thu hút sự chú ý của dân chơi thủy sinh lâu năm bởi nó đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm cao.

Trong bài viết hôm nay, cùng cá cảnh đẹp đi sâu tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, tập tính và cách chăm sóc cá sư tử để bạn có thể nắm bắt được loài cá này nha!

Thông tin cá Sư Tử (Lionfish):

Tên khoa học Pterois volitans
Tên thường gọi Cá sư tử, cá mao tiên, cá bò cạp, Lionfish
Lớp Actinopterygii - Cá vây tia
Bộ Scorpaeniformes - Cá mú làn
Họ Scorpaenidae
Phân họ Pteroinae
Chi Pterois
Nguồn gốc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Kích thước 15 - 38 cm
Tuổi thọ 5 - 15 năm

Nguồn gốc cá sư tử (Lionfish)

Cá sư tử hay còn gọi là cá mao tiên, loài cá cảnh biển xinh đẹp, có độc,

Cá sư tử hay còn gọi là cá mao tiên, Lionfish, có nguồn gốc xuất xứ từ những vùng biển ấm thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cụ thể như:

  • Vùng biển Đông Nam Á: Việt Nam, Malaysia, Philippines.
  • Biển Đông, biển Andaman.
  • Biển Nhật Bản.
  • Rạn san hô Grear Barrier ở Úc.
  • Biển Đỏ và vùng biển Đông Phi.

Trong môi trường tự nhiên, cá mao tiên thường sống ở những rạn san hô, đá ngầm hay nơi có nhiều hang hốc ở độ sâu từ 1 - 100 mét so với mực nước biển.

Hiện nay, cá sư tử đã trở thành một loài xâm lấn ở Đại Tây Dương do bị con người thả ra môi trường tư nhiên, nhất là các vùng biển Caribbean, vịnh Mexico,...

Ngoại hình cá sư tử (Lionfish)

Cận cảnh ngoại hình ấn tượng với những chiếc vây, gai nhọn của cá mao tiên.

Cá sư tử là một trong những loài cá cảnh biển có ngoại hình ấn tượng, dễ nhận biết nhất. Chúng còn được gọi với biệt danh là "vũ công đại dương". Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hình dáng, màu sắc của loài cá này nha.

  • Kích thước: 15 - 38 cm
  • Tuổi thọ trung bình: 5 - 15 năm.
  • Màu sắc: Nền màu đỏ, nâu, cam hoặc trắng, kết hợp các sọc kẻ đối xứng đậm màu chạy dọc cơ thể, một số loài còn có ánh kim loại hoặc ánh kim tím.
  • Vây ngực, vây lưng và vây bụng: Kéo dài như cánh quạt, các tia vây hình kim nhọn, có thể xòe ra hoặc xếp gọn lại, chứa chất độc.
  • Hình dáng: Cơ thể cá thon dài, đầu hơi to, mắt tròn, miệng trề nhẹ, trên đỉnh đầu có chồi da hoặc vây phụ giống như những chiếc "mào".
  • Gai độc: Mỗi con cá mao tiên thường có 13 - 18 gai độc trải dài từ trên vây lưng và vây bụng. Gai này chủ yếu dùng để tự vệ, khi đâm có thể bị sưng, đau.

Tập tính cá sư tử (Lionfish)

Cá sư tử chi thích sống đơn độc một mình.

Cá sư tử - cá mao tiên có rất nhiều tập tính thú vị, từ cách săn mồi cho đến phòng vệ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những tập tính này nha.

Thích sống đơn độc

Cá sư tử là loài rất lạnh lùng, nó thích sống đơn độc, nhất là khi trưởng thành. Chỉ tụ tập khi còn nhỏ hoặc đến mùa sinh sản. Loài cá này cũng có tính lãnh thổ cao, luôn chiếm một khu vực cho riêng mình trong bể cá.

Săn mồi về đêm

Trái ngược với nhiều loài cá cảnh biển khác thì cá mao tiên là loài hoạt động về đêm, nhất là lúc chạng vạng và bạn đêm. Chúng bơi một cách chậm rãi, không gây tiếng động rồi đột ngột lao ra, xòe vây ngực tạo thành một "màng chắn" dồn con mồi vào góc, thậm chí chúng còn dùng lưỡi của mình để làm mồi nhử những con cá nhỏ.

Phòng vệ bằng gai độc

Cá sư tử có nhiều gai nhọn chứa nọc độc trên vây lưng, vây ngực và cả vây bụng. Khi bị tấn công hoặc đe dọa, chúng sẽ xù vây, quay lưng lại lại dựng các gai nhọn lên để "Cảnh cáo" kẻ thù. Chúng hầu như chỉ dùng gai nhọn để tự vệ và ít khi dùng đế chủ động tấn công loài cá khác.

Tốc độ sinh sản nhanh, mạnh

Cá mao tiên có thể sinh sản quanh năm trong môi trường tự nhiên, mỗi lần chúng sinh sản có thể đẻ từ 15.000 - 30.000 trứng, và tổng trong 1 năm có thể lên tới 2 triệu trứng. Trứng sau khi đẻ xong sẽ lơ lửng tư do trong nước biển và phát tán ra khắp nơi nhờ dòng hải lưu.

Hướng dẫn nuôi cá sư tử biển (Lionfish) - Dành cho dân chuyên nghiệp

Cá sư tử chỉ dành cho người chơi chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.

Cá sư tử - Mao tiên là loại cá cảnh không hề dễ nuôi, để nuôi được chúng bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu và một hệ thống bể ỏn định. Cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết bên dưới đây nhé!

Chuẩn bị bể nuôi phù hợp với cá sư tử

Để nuôi thành công loài cá này, bạn cần thiết kế bể có những tiêu chí như sau:

  • Dung tích bể: 200 - 300 lít cho 1 con trưởng thành, 400 - 600 lít cho bể 2 - 3 con.
  • Kích thước: Thiết kế bể dài, đáy rộng không cần quá cao vì loài cá này thích bơi và hoạt động ở sát đáy.
  • Hệ thống lọc: Chọn lọc tràn + lọc vi sinh mạnh để giúp chất lượng nước luôn ổn định.
  • Skimmer: Cần có để khử protein, chất hữu cơ dư thừa trong nước.
  • Máy sưởi + quạt mát: Duy trì nhiệt độ ổn định.
  • Trang trí: Chọn đá sống, rạn san hô giả để cung cấp chỗ trú ẩn và tạo được hệ vi sinh tự nhiên trong bể.
  • Nền bể: Chọn loại cát dễ vệ sinh, dày từ 2 - 3 cm
  • Đèn LED thủy sinh: Nên có để giúp cá lên màu đẹp hơn.

Thông số nước phù hợp với cá sư tử (Lionfish)

Ngay bên dưới đây là những thông số nước phù hợp với yêu cầu để nuôi cá mao tiên tại nhà hoăc bể chuyên nghiệp. Cùng tham khảo để biết thêm nhé.

  • Nhiệt độ: 25 - 27 độ C
  • Độ mặn: 1.022 - 1.025 SG
  • pH: 8.1 - 8.3
  • Amoniac, Nitrite: 0 ppm
  • Oxy hòa tan: Cao. trên 6.5 mg/L
  • Thay nước định kỳ: Mỗi tuần thay 10 - 20% nước trong bể.

Cá mao tiên ăn gì?

Trong điều kiện bể nuôi nhân tạo, cá sư tử có thể ăn những loại thức ăn như sau:

  • Cá nhỏ: Cá mồi sống hay đông lạnh.
  • Tôm: Đã được bóc vỏ.
  • Mực: Loại tươi hoặc đông lạnh.
  • Thịt cá: Đã được sơ chế, loại bỏ xương, cắt nhỏ, nên chọn loại cá biển lành tính.

Tần suất và cách cho cá ăn:

  • Nên cho cá ăn 2 - 3 lần/tuần với lượng thức ăn vừa đủ no, tránh dư thừa.
  • Khi cho ăn nên dùng nhíp dài hoặc dây cược mồi, tránh cho cá ăn bằng tay không để hạn chế việc bị gai độc đâm vào tay.

Chăm sóc sức khỏe, phòng, trị bệnh cho cá sư tử (Lionfish)

Ngay bên dưới đây là hướng dẫn phòng bệnh, trị bệnh khi cá mao tiên có dấu hiệu bất thường, các bạn cùng tham khảo thêm để có kiến thức chăm cá tốt hơn nhé.

Phòng bệnh:

  • Cá mới mua cần cách ly 10 - 14 ngày mới được thả vào bể.
  • Quan sát cá hàng ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường như cá bỏ ăn, mất màu, cá lờ đờ,...
  • Tắm cá bằng nước muối pha loãng định kỳ trong 5 - 10 phút để khử ký sinh trùng.

Cách điều trị khi cá có dấu hiệu bất thường:

Bệnh Dấu hiệu Cách xử lý
Nấm da

Cá xuất hiện vệt trắng, nhầy, nhớt

Cá lờ đờ, bơi loạng choạng

Cách ly cá bệnh

Tăng nhẹ nhiệt độ.

Tắm cá bằng nước muối pha loãng

Dùng thuốc trị nấm cá.

Viêm ruột Cá bỏ ăn, bụng phình bất thường

Ngừng cho cá ăn trong 4 - 5 ngày

Dùng thuốc kháng sinh nhẹ chuyên dụng cho cá

Tổn thương vây Vây rách, vây cụp, không xòe

Thay nước bể, đảm bảo chất lượng nước ổn định.

Bổ sung vitamin C trong thức ăn cho cá.

Đảm bảo an toàn cho người chăm sóc cá sư tử

Như đã biết, cá mao tiên có những gai nhọn chứa độc tố, cho nên bạn cần hiểu biết những ký năng an toàn để tránh những điều rủi ro trong quá trình chăm sóc loài cá này.

  • Nhận biết gai độc: Cá mao tiên có gai độc ở vây lưng, vây hậu môn và vây bụng.
  • Biểu hiện trúng độc: Đau dữ dội, sưng tấy, thậm chí có thể bị sốc nhẹ, nhiễm trùng nếu không được chăm sóc, xử lý đúng cách.
  • Dùng dụng cụ an toàn khi tiếp xúc với cá: Khi cho cá ăn nên dùng nhíp dài, dây cước treo mồi, khi vệ sinh bể cần dùng gang tay chống đâm, di chuyển cá cần dùng vợt lưới, hộp nhựa,...
  • Xử lý sơ bộ khi bị cá đâm: Rửa sạch vết thương bằng nước muối pha loãng, ngâm vết thương vào nước nóng 40 - 45 độ C trong 1 - 2 tiếng, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, nếu nặng hơn cần đến cơ sở y tế để được điều trị.
  • Dán nhãn cảnh báo: Cần dán nhãn cảnh báo "Cá có gai độc" đối với bể công cộng.

Ảnh hưởng của cá sư tử - cá mao tiên đối với môi trường biển

Cá mao tiên hiện là loài xâm lấn ở một số vùng biển.

Hiện nay, ngoài vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cá sư tử đã trở thành loài xâm lấn gây hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển vì một số lý do sau:

  • Không có thiên địch: Cá mao tiên có gai chứa nọc độc nên hầu như chúng không có kẻ thù trong tự nhiên.
  • Tốc độ sinh sản khủng khiếp: Một cá thể cá mao tiên cái có thể sinh sản hơn 2 triệu trứng trong một năm, trứng sẽ theo dòng hải lưu lan rộng ra khắp các vùng biển.
  • Ăn tạp và bản năng săn mồi mạnh: Cá sư tử có thể ăn gần như 100% các sinh vật nhỏ có trong rạn san hô, và theo nghiên cứu, 1 cá thể trưởng thành có khả năng làm giảm 80% lượng cá con trong khu vực nhất định chỉ trong thời gian ngắn.

Hệ lụy nguy hiểm của cá sư tử với môi trưởng biển:

  • Làm suy giảm đa dạng sinh học do ăn nhiều loài cá nhỏ trong rạn san hô.
  • Làm mất cân bằng chuỗi thức ăn do chúng ăn mất những loài cá ăn tảo, làm tảo phát triển quá mức.
  • Giảm khả năng phục hồi rạn san hô. do không còn cá dọn vệ sinh tự nhiên.

Bảng giá cá sư tử (Lionfish)

Hiện nay, giá cá sư tử - mao tiên chênh lệch tùy vào loài, nguồn gốc, màu sắc và cửa hàng. Ngay bên dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp bảng giá cá mao tiên mới nhất, các bạn cùng tham khảo nhé.

Loại cá sư tử (mao tiên) Giá tham khảo (VNĐ/con)
Cá mao tiên thường size 8 - 12 cm 400.000 - 650.000
Cá mao tiên lùn (Dwarf Lionfish) 500.000 - 800.000
Cá mao tiên vằn (Zebra Lionfish) 600.000 - 950.000
Cá mao tiên nhập khẩu Giá tăng 20 - 30% so với hàng nội địa

Hỏi đáp về cá sư tử (Lionfish)?

Cá sư tử - mao tiên có độc không? Có nguy hiểm cho người không?

Loài cá này có độc, khi chích sẽ gây cảm giác đau buốt, buồn nôn, sưng đỏ, chóng mắt, tuy không gây tử vong nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách.

Có thể nuôi chung cá sư tử với loài cá khác không?

Cá mao tiên có thể nuôi chung với những loài cá lớn không hung dữ nhiều như cá đuôi gai, cá thiên thần biển,...

Hình ảnh cá sư tử (Lionfish) đẹp

Mời các bạn cùng khám phá bộ sưu tập hình ảnh cá sư tử (mao tiên) đẹp, độc đáo nhất đang tung tăng bơi lội trong đại dương bao la được chia sẻ ngay bên dưới đây nhé!

Một con cá mao tiên đang bơi tung tăng dưới làn nước xanh ngắt.

Hình ảnh cá mao tiên nhìn từ trên cao xuống.

Một cặp cá sư tử đang bơi cạnh nhau.

Một chú cá lionfish đang há miệng rất to để đớp mồi.

Như vậy, qua bài viết mà cacanhdep.org đã chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy được cá sư tử (Lionfish) hay cá mao tiên là một loài cá cảnh có ngoại hình độc đáo, ấn tượng nhưng cũng đòi hỏi kinh nghiệm cũng như sự cẩn trọng khi nuôi vì nó có chứa gai độc.

Nếu bạn đam mê các loài cá cảnh đẹp thì đừng bỏ qua chuyên mục Blog của chúng tôi nha, tại đây còn rất nhiều loài cá khác nhau đang chờ bạn khám phá đó!

Bài viết liên quan