Cá Sặc Gấm - Tìm hiểu tập tính, cách chăm sóc, sinh sản phù hợp

Blog | by CÁ CẢNH ĐẸP

Cá sặc gấm (Trichogaster lalius), loài cá cảnh nước ngọt, kích thước nhỏ, có nguồn gốc từ Nam Á, màu sắc bắt mắt, dễ nuôi, dễ sinh sản, giá thành rẻ.

Cá Sặc Gấm hay còn gọi là cá sặc Ấn Độ, sặc lửa (tên khoa học là Trichogaster lalius), đây là một trong những loài cá cảnh nước ngọt kích thước nhỏ được yêu thích nhất trong bể thủy sinh. Chúng có màu sắc sặc sỡ, ngoại hình ấn tượng với những dải màu sọc lấp lánh dọc thân, rất nổi bật dưới ánh đèn.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng cá cảnh đẹp tìm hiểu chi tiết về cá sặc gấm để biết nguồn gốc, đặc điểm, tập tính cũng như cách chăm sóc hay giá bán loài cá này trên thị trường Việt Nam nhé!

Thông tin về các Sặc Gấm:

Tên khoa học Trichogaster lalius
Tên thường gọi Cá sặc gấm, cá sặc Ấn Độ, cá sặc lửa
Lớp Actinopterygii - Cá vây tia
Bộ Perciformes - Cá vược
Họ Osphronemidae - Cá tai tượng
Chi Trichogaster - Cá sặc lùn
Nguồn gốc Nam Á
Tuổi thọ 3 - 5 năm
Kích thước 5 - 8 cm

Cá Sặc Gấm có nguồn gốc từ đâu?

Sặc gấm là loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh.

Cá sặc gấm có nguồn gốc từ Nam Á, chủ yếu là tại Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Chúng thường sinh sống tại các ao hồ, sông rahcj hay đầm lầy, nơi có dòng nước chảy chậm và nhiều thảm thực vật thủy sinh, ấm áp quanh năm.

Cá sặc gấm được du nhập vào làng cá cảnh từ khoảng thế kỷ thứ 20 nhờ ngoại hình đẹp, ấn tượng. Và ngày nay chúng được nhân giống trên nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và cả châu Âu lẫn Bắc Mỹ để tạo ra những biến thể màu sắc đẹp mắt như cá sặc gấm đỏ, sặc gấm xanh và sặc gấm ngọc.

Ngoại hình cá Sặc Gấm và cách phân biệt sặc gấm đực với sặc gấm cái

Cùng tìm hiểu rõ hơn về ngoại hình chung của cá sặc gấm và cách phân biệt cá đực với cá cái nha.

Đặc điểm ngoại hình cá Sặc Gấm

Sặc gấm có hai vây ngực dài, mảnh giống như sợi chỉ làm nhiệm vụ "dò" đường.

Cá sặc gấm được biết đến nhờ vẻ ngoài sặc sỡ, bắt mắt, rất nổi bật trong làng cá cảnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm ngoại hình của loài cá này nha.

  • Kích thước: Trung bình từ 5 - 8 cm khi trưởng thành.
  • Hình dạng: Cơ thể hình oval, dẹt hai bên hông, đầu và thân cân đối, miệng nhỏ chếch lên trên.
  • Màu sắc: Sặc sỡ, có ánh kim lấp lánh, kèm các sọc dọc màu xanh lam ánh kim xen kẽ màu đỏ cam, đỏ đồng, một số biến thể màu sắc mới như xanh neon, xanh bột nhạt, đỏ lửa, màu cầu vồng,...
  • Vây lưng, vây hậu môn: Kéo dài về phía sau, nhọn.
  • Vây bụng: Mảnh như sợi chỉ, kèo dài ra phía sau, có vai trò như một xúc giác dùng để cảm nhận môi trường xung quanh
  • Vây đuôi: Xòe hình quạt, vừa phải.

Phân biệt cá Sặc Gấm đực và Sặc Gấm cái

Cá sặc gấm đực và cá sặc gấm mái có màu sắc, kích thước khác nhau.

Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết đâu là cá sặc gấm đực, đâu là cá cái để giúp việc nuôi dưỡng và sinh sản trở nên dễ dàng hơn.

Đặc điểm Cá sặc gấm đực Cá sặc gấm mái
Màu sắc Rực rỡ hơn, nhiều sọc, hoa văn hơn Nhạt màu hơn, thường có nền màu bạc, xanh nhạt với dải màu vàng nhạt
Kích thước Lớn hơn Nhỏ hơn
Thân hình Thon, dài Bụng tròn, vây tròn
Vây lưng Lớn, kéo dài từ đầu đến đuôi, nhọn. Nhỏ, hơi tròn hơn

Tập tính cá Sặc Gấm

Sặc gấm được nuôi chung với cá Neon Tetra.

Sặc Gấm là một loài cá cảnh nhỏ, hiền lành và có nhiều tập tính thú vị, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Hiền lành, thân thiện

Sặc gấm là loài cá hiền lành, thích nghi tốt với các loài cá khác trong bể thủy sinh cộng đồng, có thể nuôi chung với nhiều loài cá nhỏ hiền lành như cá Neon Tetra, cá Molly, cá chuột,...

Tò mò với moi thứ

Sặc gấm có bản tính tò mò, chúng thường bơi xung quanh bể để khám phá không gian, nhưng sẽ không gây sự với các loài cá khác. Chúng cũng nhạy bén với các chuyển động bên ngoài bể, luôn bơi lại gần khi thấy người đi tới sát bể.

Hô hấp đặc biệt thông qua cơ quan Labyrinth

Cá Sặc Gấm có một cơ quan mê đạo gọi là labyrinth organ - tương tư như phổi, cho phép nó có thể lấy không khí trực tiếp từ mặt nước. Điều này giúp cá có thể tồn tại ở những môi trường thiếu oxy như ao tù, đầm lầy hay cả bể không sục khí mạnh.

Và chắc chắn trong bể thủy sinh bạn sẽ thường xuyên quan sát thấy chú cá này bơi lên măt nước để hít thở, và đây là một điều rất bình thường.

Hoạt động ban ngày, thích không gian yên tĩnh

Sặc Gấm chỉ hoạt động mạnh vào ban ngày, còn khi đêm xuống chúng thường ẩn náu ở gần đáy bể hay trong các cây thủy sinh để nghỉ ngơi.

Chúng cũng không thích bể có ánh sáng quá gắt hay có dòng chảy mạnh, thích bể có nhiều cây thủy sinh rậm rạp, nước trong, tĩnh lặng.

Có cơ quan cảm giác đặc biệt

Không giống như một số loài cá cảnh khác, sặc gấm có vây bụng dài, mảnh dùng để "sờ" và cảm nhận môi trường xung quanh hay các con cá khác giúp cá dò đường tốt hơn.

Sinh sản trong tổ bọt

Sặc Gấm là loài cá đẻ trứng. Chúng có hình thức sinh sản tổ bọt đặc biệt như sau:

  • Cá trống tới mùa sinh sản sẽ tư tạo ra những tổ bọt bằng các bọt khí.
  • Cá trống dụ cá mái giao phối dưới tổ bọt, sau đó cá mái đẻ trứng, nó sẽ thu trứng bằng miệng đưa vào tổ bọt
  • Cá trống làm nhiệm vụ canh giữ tổ bọt để bảo vệ trứng.
  • Trứng nở sau 1 -2 ngày, sau 4 - 5 ngày cá bột có thể bơi tư do.

Hướng dẫn nuôi cá Sặc Gấm chi tiết

Cá sặc gấm trống và mái được nuôi chung để ép sinh sản.

Dưới đây là hướng dẫn nuôi cá Sặc Gấm chi tiết, thực tế nhất dành cho những người mới bắt đầu tập nuôi cá cảnh, mời các bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.

Thiết kế bể và môi trường sống phù hợp

Cá sặc gấm thích môi trường nước sạch, yên tĩnh có nhiều cây thủy sinh cho nên khi thiết kế bể cá, bạn cần lưu ý một số điều sau nhé

Yếu tố Tiêu chuẩn phù hợp
Thể tích bể Tối thiểu 50 - 60 lít cho 1 cặp cá
Hệ thống lọc Chọn loại lọc trung bình, không tạo dòng chảy mạnh
Đèn Led Chọn loại đèn có ánh sáng dịu, ấm, chiếu sáng từ 8 - 10 giờ mỗi ngày
Trang trí bê

Trông nhiều cây thủy sinh thân mềm như rong đuôi chó, súng thủy sinh, bèo nhật,...,

Trang trí thêm đá, gang gỗ, lũa cho cá có nơi trú ẩn vào ban đêm.

Lót nền đáy bằng sỏi mịn hay cát trắng.

Thả thêm 1 vài lá bàng khô để vừa kháng khuẩn tự nhiên vừa tạo môi trường giống ngoài tự nhiên của cá

Nhiệt độ nước 24 - 28 độ C
pH 7 - 8
Độ cứng nước 4 - 10 dGH

Cá Sặc Gấm ăn gì?

Cá sặc gấm có thể ăn một số loại như sau:

  • Thức ăn tươi: Trùn chỉ, bo bo, tép nhỏ, giun đỏ.
  • Thức ăn cám khô, cám viên: Cám dành cho cá cảnh có kích thước nhỏ, chọn loại nổi.
  • Rau củ, thực vật: Rêu, rong mềm hoặc các loại rau xanh luộc mềm, cắt nhuyễn.

Lưu ý, chỉ nên cho cá ăn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần cho lượng thức ăn đủ cho cá ăn trong 2 - 3 phút để tránh lãng phí và ô nhiễm nước.

Nên nuôi Cá Sặc Gấm nuôi chung với cá nào?

Cá sặc gấm có tính tình ôn hòa nên nó có thể nuôi chung với nhiều loại cá khác như Guppy, Molley, Neon, tam giác...Nên nuôi kết hợp 1 trống với 2 mái, tránh nuôi 2 trống chung bể nhỏ để tránh việc cá đuổi đánh nhau.

Không nên nuôi sặc gấm chung với các loại cá cảnh hung dữ như Hồng két, La Hán, cá Hổ, cá Mỏ vịt,...

Vệ sinh bể, thay nước thường xuyên

Để giúp cá sặc gấm phát triển tốt nhất, bạn nên chú trọng đến việc vệ sinh, thay nước thường xuyên.

  • Thay 20 - 30% nước trong bể mỗi 1 - 2 lần/tuần.
  • Nếu dùng nước máy để nuôi cá thì cần để lắng qua đêm hoặc khử clo.
  • Thường xuyên hút cặn đáy, vệ sinh đáy bể, mặt kính.

Bệnh thường gặp ở cá Sặc Gấm và cách điều trị

Ngay bên dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số bệnh thường gặp ở cá sặc gấm, bạn hãy tìm hiểu thêm để biết cách điều trị hiệu quả nhé.

Tên bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Điều trị
Sặc gấm bị nấm

Nước bẩn, ô nhiễm

Cá có vết thương hở tạo điều kiện cho nấm phát triển

Cá xuất hiện mảng trắng giống như bông ở mang, miệng, thân, vây, vảy.

Cá lờ đờ, không bơi nhiều, hay nằm im một chỗ

Cách ly các bệnh.

Dùng thuốc trị nấm cá như Xanh methylen theo liều lượng khuyến cáo.

Tăng nhiệt độ lên 28 - 30 độ c trong 1 tuần để khử khuẩn, tăng hệ miễn dịch.

Thay 50% nước trong bể, dùng muối hột pha loãng với tỉ lệ 2g/lít.

Sặc gấm bị xù vây

Nhiễm trùng nội tạng do môi trường ô nhiễm kéo dài.

Đồ ăn ôi thiu, không tươi

Bụng cá phình to bất thường, vảy cá xù, dựng lên giống như quả thông.

Cá bỏ ăn, lờ đờ

Cách ly cá bệnh.

Cho cá nhịn ăn 1 - 2 ngày, sau đó cho ăn tỏi tươi trộn với đồ ăn tươi.

Thay nước bể, sục khí oxy mạnh.

Sặc gấm bị thối vây

Nhiễm khuẩn Aeromonas hoặc Pseudomonas.

Cá bị loài cá hung dữ cắn, nước bẩn, ô nhiễm

Vây rách, cụp, đuôi cá bị tưa dần, mủn và rụng.

Viền vây có màu đỏ tấy hoặc trắng đục

Cách ly cá bệnh.

Dùng thuốc trị thối vây như Tetrafin, Muối hột pha loãng + xanh methylen.

Làm sạch bể, thay nước, hút căn.

Bảng giá cá Sặc Gấm

Ngay bên dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp giá cá Sặc Gấm từ những cửa hàng cá cảnh uy tín tại Việt Nam, nếu bạn muốn mua thì hãy tham khảo thử nhé.

Lưu ý: Bảng giá sẽ được thay đổi tùy vào thời điểm, nên tốt nhất bạn hãy liên hệ trực tiếp với các cửa hàng để cập nhật giá mới nhất, chính xác nhất nha.

Cửa hàng Giá tham khảo (VNĐ/con) Ghi chú
SG AQUA 12.000 - 15.000 Cá bình thường, kích thước tiêu chuẩn
Phụ kiện thủy sinh 10.000 - 15.000 Loại phổ thông
Thủy sinh tím 20.000 - 30.000 Loại nhập khẩu, màu sắc đẹp
Lazada 30.000 - 50.000 Có chính sách hoàn tiền
Chợ tốt 60.000 - 80.000 Combo 5 con, giao dịch cá nhân

Hỏi đáp về cá Sặc Gấm

Cá Sặc Gấm đẻ trứng hay đẻ con?

Sặc gấm là loài cá đẻ trứng, trứng sẽ được ấp trong các tổ bọt do cá trống tạo ra.

Cá sặc gấm có ăn tép không?

Có, sặc gấm rất thích ăn tép, tép không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn giúp cá lên màu sặc sỡ hơn.

Cá sặc gấm phun nước có bình thường không?

Đây là điều hoàn toàn bình thường, thỉnh thoảng sặc gấm sẽ phun nước trông rất vui mắt.

Hình ảnh cá Sặc Gấm đẹp

Để giúp bạn cảm nhận hết vẻ đẹp sặc sỡ của cá sặc gấm thì chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều hình ảnh đẹp của chúng trong những biến thể màu sắc khác nhau, cùng chiêm ngưỡng ngay nha.

Một chú cá sặc gấm đỏ với vẻ ngoài rực rỡ.

Cá sặc gấm xanh với màu sắc dịu nhẹ.

Một chú cá sặc gấm có màu xanh ngọc siêu đẹp mắt.

Sặc gấm có dáng bơi uyển chuyển, mềm mại.

Như vậy, qua bài viết trên cacanhdep.org đã chia sẻ toàn bộ thông tin về cá sặc gấm từ nguồn gốc, tập tính cho đến cách chăm sóc. Hy vọng các bạn sẽ nuôi thành công loài cá cảnh sặc sỡ, ấn tượng này, hạn chế được bệnh tật, sinh sản, phát triển tốt nhất.

Nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều loài cá cảnh đẹp khác để tìm kiếm những "ứng cử viên" sáng giá cho bể thủy sinh của mình thì hãy tham khảo các bài viết trong chuyên mục Blog nhé!

Bài viết liên quan