Cá ngựa - Loài cá cảnh đẹp, có giá trị trong Đông y

Blog | by CÁ CẢNH ĐẸP

Cá ngựa, loài sinh vật biển có ngoại hình ấn tượng, đầu giống đầu ngựa, dáng bơi thẳng đứng, cá đực mang thai và đẻ con, là vị thuốc quý trong Đông y.

Cá ngựa, tên khoa học là Hippocampus, là một loài sinh vật biển có ngoại hình đặc biệt giống như đầu ngựa, dáng bơi thẳng đứng cùng lớp giáp cứng bao bọc cơ thể. Ngoài việc là một loài cá cảnh đẹp thì chúng còn đóng vai trò quan trọng trong Đông y với nhiều công dụng quý.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng cá cảnh đẹp đi sâu tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến cá ngựa để hiểu rõ hơn về chúng nhé!

Thông tin về cá ngựa:

Tên khoa học Hippocampus
Tên thường gọi Cá ngựa
Lớp Actinopterygii - Cá vây tia
Bộ Syngnathiformes - Cá chìa vôi
Họ Syngnathidae
Chi Hippocampus
Nguồn gốc Vùng biển nhiệt đới, ôn đới
Kích thước Trung bình 16 cm, tối đa 35 cm
Tuổi thọ

Nguồn gốc, phân bố cá ngựa

Một chú cá ngựa đen đang bơi trong đại dương.

Cá ngựa hay còn gọi là hải mã, tên khoa học là Hippocampus, một loài cá cảnh nước biển có hình giáng vô cùng độc đáo, có nguồn gốc và phân bố ở khắp các vùng biển nhiệt đới, ôn đới trên khắp thế giới, đặc biệt là ở:

  • Phía Tây Thái Bình Dương như Việt Nam, Indonesia, Philippines, Úc,...
  • Ấn Độ Dương
  • Đại Tây Dương
  • Địa Trung Hải.

Trong tư nhiên, cá ngựa thường sống ở ở bờ, nơi có những rạn san hô, bãi cỏ biển hay thảm rong biển, nơi có dòng chảy vừa phải, không quá mạnh.

Hiện nay, ngoài việc nuôi làm cảnh, loài cá này còn bị khai thác quá mức nhằm phụ vụ nhu cầu làm thuốc Đông y, đồ trang trí nên số lượng chúng trong tư nhiên bị đe dọa thậm chí còn có một số dòng thuộc sách đỏ IUCN. Và tất cả các loài cá ngựa đều thuộc Phụ lục II của Công ước CITES - Có nghĩa là cần kiểm soát mạnh trong việc buôn bán quốc tế.

Ngoại hình ấn tượng của cá ngựa

Ngoại hình ấn tượng, độc đáo của một con cá ngựa.

Cá ngựa là dòng cá cảnh có ngoại hình vô cùng đặc biệt, khác hẳn so với những loài cá khác, cùng tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới đây nhé.

  • Dáng đứng thắng: Khác với những loài cá bơi ngang, cá ngựa bơi theo chiều dọc - thẳng đứng.
  • Đầu giống đầu ngựa: Đầu dài, mõm nhọn giống như đầu một con ngựa, cũng vì lý do này chúng còn được gọi là ngựa biển - seahourse.
  • Mắt: Nằm hai bên đầu, có thể chuyển động độc lập với nhau.
  • Cơ thể bọc giáp: Chúng không có vảy như các loài cá bình thường, thay vào đó, toàn thân được phủ một lớp "giáp" cứng xếp theo vòng đai, cơ thể chia đốt rõ ràng.
  • Đuôi dài, cuộn: Đuôi của chúng cong, linh hoạt, có thể cuộn lại như lò xo, không dùng để bơi mà giúp chúng bám chắc vào san hô, rễ cây.
  • Vây lưng: Nhỏ, nhưng đập rất nhanh khoảng 30 - 70 lần/giây giúp cá di chuyển.
  • Vây ngực: Nằm hai bên đầu, giúp cá giữ thăng bằng.
  • Màu sắc: Có nhiều màu sắc như nâu, vàng, cam, xanh, họa tiết sọc, chấm, đốm.
  • Túi ấp trứng: Ở cá ngựa đực có một túi ấp trứng ở bụng.

Tập tính của cá ngựa

Cá ngựa đực mang thai và đẻ con.

Không chỉ có hình dáng đặc biệt mà cá ngựa còn có nhiều tập tính thú vị, khác thường so với những loài cá cảnh biển khác. Cùng tìm hiểu tại đây nhé!

Sinh sản độc đáo với việc cá đực mang thai

Đây có lẽ là tập tính độc đáo, ấn tượng nhất so với các loài cá khác khi cá đực đảm nhiệm vai trò mang thai, cụ thể như sau:

  • Trước khi giao phối, cá ngựa cái và đực sẽ cùng nhau "nhảy múa", đây là nghi thức thể hiện sự gắn kết và động thuận giữa cả hai. Chúng sẽ đổi màu, quấn đuôi và bơi cùng một nhịp trong vài phút cho đến vài giờ.
  • Khi sinh sản, cá cái sẽ đưa trứng vào túi ấp ở bụng cá đực.
  • Trứng được thụ tinh trong túi ấp, sau đó cá đực sẽ điều tiết nước, oxy để trứng phát triển.
  • Cá đực mang thai từ 10 - 25 ngày, sau đó cá con sẽ được sinh ra thông qua việc co bóp túi ấp.
  • Mỗi lần, cá đực sẽ sinh từ 50 - 2000 con tùy loài.

Chung thủy một vợ, một chồng

Phần lớn cá ngựa sẽ có tập tính ghép đôi đến suốt cuộc đời, mỗi sáng cá đực và cái sẽ găp nhau để nhảy múa nhằm duy trì sự liên kết và sinh sản. Nếu lỡ một con mất đi, con cá còn lại sẽ sống cô đơn suốt thời gian dài, thậm chí là cho đến lúc chết đi.

Sống cố định, ít di chuyển xa

Vì cá ngựa vốn bơi rất kém, chỉ có thể di chuyển bằng các vây lưng nhỏ cho nên chúng hầu như không bơi được ngược dòng nước. Hầu hết, cả cuộc đời chúng sẽ chọn một nơi sống cố định và dùng đuôi cuộn tròn quanh rong biển, rễ cây để giữ vị trí của mình.

Có thể thay đổi màu sắc - ngụy trang tốt

Cá ngựa có tập tính thú vị là có khả năng thay đổi màu sắc theo môi trường sống xung quanh hay là để giao tiếp, tán tỉnh. Một số loài còn có sẵn gai, tua trên thân giúp chúng ngụy trang tốt để tránh kẻ thù như cá lớn, bạch tuộc,...

Ăn chậm, ăn liên tục

Cá ngựa vốn không có dạ dày nên chúng phải ăn liên tục cả ngày để có thể sống. Một con cá trưởng thành có thể ăn tới 3000 sinh vật nhỏ một ngày. Chúng săn mồi bằng cách rình và dùng mõm dài của mình để hút con mồi thay vì đớp như cá bình thường.

Hướng dẫn nuôi cá ngựa đạt hiệu quả kinh tế

Một đàn cá ngựa đang bơi tự do.

Cá ngựa là loài sinh vậy biển có ngoại hình đẹp, lạ nhưng chúng lại khó nuôi hơn so với những loài cá cảnh thông thường. Tuy nhiên nếu bạn muốn thử sức với loài cá này thì hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết được chia sẻ bên dưới đây nhé!

Chọn loại cá ngựa phù hợp để nuôi làm cảnh

Hiện nay, có rất nhiều loại cá ngựa khác nhau, chính vì vậy khi bạn muốn nuôi chúng làm cảnh, làm thuốc thì hãy lựa chọn dòng dễ nuôi, phổ biến nhất để chăm sóc được dễ dàng hơn nha. Cụ thể như một số loài sau:

  • Cá ngựa đuôi hổ (H. erectus): Loài phổ biến, dễ nuôi nhất.
  • Cá ngựa lùn (H. zosterae): Loài phổ biến thứ hai, ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương.
  • Cá ngựa sọc (H. comes): Ngoại hình đẹp, thân có gai.
  • Cá ngựa gai (H. barbouri): Dòng cá có màu sắc đẹp, bắt mắt.

Chuẩn bị bể nuôi cá ngựa

Sau khi chọn được giống cá ngựa thích hợp, bạn cần thiết kế một bể nuôi lý tưởng giúp loài cá này có thể thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt nhân tạo. Cụ thể như sau:

  • Kích thước: Bể tối thiểu 60 lít cho 1 - 2 cặp cá ngựa, nếu nuôi chung nhiều loài thì bể cần có dung tích 90 - 120 lít trở lên.
  • Hệ thống lọc: Dùng lọc tràn, lọc ngoài để nước luôn ổn định, có dòng chảy nhẹ.
  • Sục khí oxy: Cần có để cung cấp oxy hòa tan cho cá.
  • Đèn LED: Chọn loại có ánh sáng dịu nhẹ.
  • Trang trí bể: Dùng san hô chết, đá sống, cây nhựa mềm, rong biển giá hoặc giá thể dạng nhánh để cá ngựa có thể quấn đuôi vào.
  • Nhiệt độ: 22 - 26 độ C
  • Độ mặn: 1.020 - 1.025 SG
  • pH: 8.1 - 8.4

Cá ngựa ăn gì?

Cá ngựa là loài ăn thịt, khi nuôi trong bể nhân tạo, bạn có thể cho chúng ăn những loại đồ ăn như sau:

  • Tép nước mặn sống -- Artemia
  • Copepod, mysid shrimp
  • Thức ăn đông lạnh đã đươc rã đông.

Lưu ý:

  • Cho cá ăn 3 - 4 lần/ngày vì chúng không có dạ dày.
  • Nên lắp vòng ăn nổi để giữ thức ăn tập trung một chỗ vì loài cá này bơi không giỏi.
  • Nên cho ăn theo thời gian, lượng thức ăn cố định.

Cá ngựa nên và không nên nuôi chung với cá nào?

Cá ngựa vốn có yêu cầu cao về chất lượng nước, bể nuôi cho nên chúng chỉ có thể nuôi chung với một số loài sau:

  • Sao biển, cá ống, ốc sên.
  • Rong biển.

Cá ngựa không nên nuôi chung với:

Vai trò của cá ngựa trong Đông y

Cá ngựa phơi khô được dùng làm thuốc trong đông y.

Hiện nay, ngoài việc nuôi làm cảnh, cá ngựa còn là một dược liệu quý trong đông y, nhất là trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác ở châu Á. Công dụng của chúng như sau:

  • Bổ thận tráng dương: Giúp tăng cường sinh lực nam giới.
  • Hành khí hoạt huyết: Giúp lưu thông khí huyết trong một số bệnh như đau khớp, tê bì chân tay,...
  • Kích thích sinh trưởng, trị vô sinh: Dùng để trị hiếm muộn ở cả nam và nữ, giúp tăng cường nội tiết tố.
  • Hỗ trợ phụ nữ sau sinh: Bổ khí huyết, tăng tiết sữa, phục hồi cơ thể sau sinh.

Cách sử dụng cá ngựa khô:

  • Dùng để nấu chung với thuốc bắc.
  • Ngâm rượu
  • Tán bột pha uống
  • Nấu thành cao để uống

Lưu ý khi sử dụng:

  • Cá ngựa có tính ấm, nên không dùng cho người âm hư hỏa vượng vì sẽ gây nóng trong người, thậm chí là táo bón.
  • Không lạm dụng, đặc biệt là ngâm rượu quá liều vì có thể gây phản tác dụng.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em cần tham khảo kỹ lời khuyên của bác sĩ trước khi tự ý dùng.

Bảng giá cá ngựa cảnh & cá ngựa khô

Ngay bên dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về giá cá ngựa cảnh và cá ngựa khô, các bạn cùng tham khảo ngay nhé.

Bảng giá cá ngựa cảnh:

Loại cá ngựa Nguồn gốc Giá tham khảo (VNĐ/kg)
Cá ngựa đuôi hổ (H. erectus) Nội địa, nhập khẩu Thái Lan 300.000 - 550.000
Cá ngựa sọc (H. comes) Indonesia 500.000 - 750.000
Cá ngựa gai (H. barbouri) Philippines 450.000 - 850.000
Cá ngựa lùn (H. zosterae) Mỹ 850.000 - 1.500.000

Lưu ý: Bạn nên chọn dòng cá ngựa được sinh sản trong bể thay vì cá được đánh bắt hoang dã để có thể dễ thích nghi và dễ chăm sóc hơn.

Bảng giá cá ngựa khô (làm dược liệu):

Loại cá ngựa khô Giá tham khảo (VNĐ/kg)
Cá ngựa khô nhỏ size 3 - 5 cm 3.000.000 - 4.500.000
Cá ngựa khô loại trung 6 - 8 cm 5.500.000 - 7.500.000
Cá ngựa khô loại lớn 9 - 12 cm 8.500.000 - 10.000.000

Hỏi đáp về cá ngựa?

Cá ngựa có ăn được không?

Có, bạn có thể rang chín và ăn trực tiếp hoặc dùng theo kiểu thuốc sắc, thuốc bột hoặc ngâm rượu uống.

Cá ngựa đẻ con hay đẻ trứng?

Đầu tiên, cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào túi ấp của cá đực, sau thời gian mang thai, cá ngựa đực sẽ đẻ ra cá con.

Cá ngựa ngâm rượu có tác dụng gì?

Cá ngựa ngâm rượu có thể hỗ trợ điều trị vô sinh, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện đời sống vợ chồng,...

Hình ảnh cá ngựa đẹp

Ngay bên dưới đây, chúng tôi đã sưu tầm được rất nhiều hình ảnh các loài cá ngựa đẹp, độc đáo trong thế giới tư nhiên, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng ngay nha.

Một chú cá ngựa xinh đẹp đang bơi trong bể cá.

Hình ảnh cá ngựa đực đang đẻ con.

Cá ngựa lùn H. zosterae đang bám vào thân cây thủy sinh.

Hình ảnh một con cá ngựa đang dùng đuôi cuộn vào thân cây.

Một chú cá ngựa với hoa văn đốm độc đáo.

Như vậy, trên đây, cacanhdep.org đã chia sẻ chi tiết thông tin về cá ngựa. Có thể thấy đây không chỉ là một loài cá có hình dáng, tập tính sinh sản thú vị mà còn có nhiều giá trị quý trong ngành Đông y. Tuy nhiên, hiện tại vì bị khai thác quá mức dẫn đến chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn.

Nếu bạn muôn khám phá thêm nhiều loài cá cảnh đẹp, độc đáo và kiến thức thủy sinh hữu ích khác thì hãy truy cập vào chuyên mục Blog của chúng tôi ngay để đón đọc thêm những bài viết khác nhé!

Bài viết liên quan