Cá đĩa - Tìm hiểu về nữ hoàng bể cá thủy sinh chi tiết nhất
Blog | by
Cá đĩa (cá dĩa), loài cá cảnh nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sở hữu thân hình dẹt, hơi tròn, màu sắc đa dạng, sặc sỡ, rất được yêu thích.
Cá đĩa (cá dĩa) có tên khoa học là Symphysodon, một trong những loài cá cảnh nước ngọt được yêu thích nhất hiện nay nhờ ngoại hình sặc sỡ, bắt mắt, hình dáng tròn tròn, đáng yêu. Chúng còn được mệnh danh là "Nữ hoàng cá nước ngọt" và được nhiều dân chơi cá cảnh chuyên nghiệp lựa chọn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nguồn gốc, tập tính, kỹ thuật nuôi hay những loài cá đĩa phổ biến nhất thì hãy tham khảo trong bài viết dưới đây của cá cảnh đẹp nhé!
Thông tin về cá đĩa:
Tên khoa hoc | Symphysodon |
Tên tiếng Anh | Discus |
Tên thường gọi | Cá dĩa, Ngũ sắc thần tiên |
Ngành | Chordata - Động vật có dây sống |
Lớp | Actinopterygii - Cá vây tia |
Bộ | Perciformes - Cá vược |
Họ | Cichlidae - Cá Hoàng đế, cá rô phi |
Nguồn gốc | Nam Mỹ |
Kích thước | 15 - 20 cm |
Tuổi thọ | Trung bình khoảng 8 năm. |
Nguồn gôc cá đĩa
Cá dĩa là loài cá cảnh nước ngọt có màu sắc đẹp mắt, đến từ Nam Mỹ.
Cá đĩa hay còn gọi là cá dĩa (tên khoa học Symphysodon, là một loài cá cảnh nước ngọt có nguồn gốc từ những lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, nhất là các nhánh sông thuộc Brazil, Peru và Comlombia.
Loài cá này chủ yếu sống ở những vùng nước chảy chậm hoặc đứng yên, nới có nhiều cây ngập nước, rễ cây, lá mục, môi trường có tính axit nhẹ, ánh sáng yếu.
Tư những năm 1930, cá đĩa được biết đến trong giới cá cảnh cao cấp, chúng được lai tạo với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, lam, bồ câu, da rắn, da beo,...
Một số quốc gia trên Thế giới nổi tiếng trong việc lai tạo cá dĩa như: Việt Nam, Malaysia, Singapore,...
Phân loại cá đĩa
Cá dĩa được chia làm hai chủng loại chính dựa vào nguồn gốc và đặc điểm phát triển là cá đĩa hoang và cá đĩa thuần chủng.
Cá đĩa hoang
Cá dĩa hoang dã với màu nâu sọc.
Là loài cá dĩa sống trong tự nhiên, được đánh bắt trực tiếp từ các con sông thuộc lưu vực Amazon ở Nam Mỹ. Chúng có đặc điểm như sau:
- Màu sắc không quá phong phú, chủ yếu là cá đĩa xanh dương, xanh lá, nâu.
- Có sức khỏe tốt, nhưng khó thuần chủng, yêu cầu cao về chất lượng nước.
- Tính tình nhút nhát, khó nuôi chung với các loại cá đĩa thuần chủng.
Cá đĩa thuần chủng
Cá dĩa thuần chủng với nhiều màu sắc khác nhau.
Là loại cá dĩa được nhân giống trong môi trường nhân tạo, chúng có đặc diểm như sau:
- Dễ nuôi hơn cá hoang vì đã được thuần chủng, lai tạo qua nhiều thời gian.
- Phù hợp với người mới chơi cá cảnh.
- Nhiều màu sắc sặc sỡ như: Red Melon, Blue Diamond,Snow White, Golden Albino....
Đặc điểm ngoại hình cá đĩa
Cá dĩa có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau.
Cá dĩa là một loài cá cảnh nước ngọt có ngoại hình rất đẹp mắt, thậm chí ở Trung Quốc nó còn được mệnh danh là "Ngũ sắc thần tiên". Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm ngoại hình của loài cá này nhé.
- Hình dáng cơ thể: Dẹt, tròn giống như một chiếc đĩa, cơ thể cân đối, khi bơi trông chúng như lướt nhẹ trên mặt nước.
- Kích thước: Cá trưởng thành dài từ 12 - 20 cm, một số dòng lai có thể dài tới 25 cm.
- Mắt: Mắt to, tròn, thường có màu đỏ hoặc vàng, trông vô cùng lanh lợi.
- Vây lưng & vây hậu môn: Dài,công nhẹ theo thân tạo thành hình elip uốn lượn.
- Vây ngực & bụng: Vây ngực trong suốt, vây bụng mảnh, dài như sợi chỉ.
- Đuôi: Tròn, nhỏ.
- Màu sắc: Đa dạng, tùy vào giống, có thể màu nâu, xanh luc, xanh lam, đỏ gạch, đỏ tươi, lam ngọc, bạch tạng, vàng kim, da báo, sọc, đốm, vằn sóng,...
Tập tính cá đĩa
Cá dĩa thích sống theo bầy đàn.
Ngay bên dưới đây, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về tập tính của cá dĩa, bạn hãy tìm hiểu thêm để có thể nuôi loài cá này tốt hơn nhé.
Hiền lành, sống theo bầy đàn
Cá dĩa khá hiền lành, thường bị các loài cá hung dữ khác như cá Betta (Cá Xiêm), cá Hồng kim tấn công. Cho nên bạn nên nuôi chúng với những loài cá hiền lành như cá Neon Tetra, cá chuột,...
Loài cá này cũng có tính xã hội cao, thích sống theo bầy đàn từ 5 - 10 con trở lên, nếu bạn nuôi đơn lẻ với số lượng ít thì chắc chắn cá sẽ bị stress, nhút nhát và thích lẩn trốn.
Có phân cấp trong đàn
Trong một đàn hoặc nhóm thì luôn có một con cá dĩa đầu đàn. chúng thường tranh ăn mạnh mẽ hơn, chiếm vị trí tốt trong bể và thậm chí chúng có thể rượt đuổi những con cá yếu hơn trong đàn.
Rất kén ăn
Cá dĩa là loài cá cảnh rất kén ăn vì nó có khứu giác nhạy bén. Chúng chỉ thích ăn đồ ăn tươi sống như trùn chỉ, tim bò, loang quăng, không thích ăn cám viên nhưng nếu có thời gian làm quen thì chúng sẽ thích nghi được.
Thích nghi chậm, có phản ứng mạnh khi bị stress
Cá dĩa khá nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước như nhiệt độ, pH, chất lượng nước. Chúng cần thời gian vài ba ngày để làm quen, thích nghi với bể mới.
Khi bị stress do thay đổi môi trường đột ngột, chúng có thể có những phản ứng như: đổi màu sậm lại, mất độ sáng bóng, ép thân vào kính, thở gấp,...
Tự bắt cặp để sinh sản
Cá dĩa sẽ luôn tự bắt cặp để sinh sản nên bạn không thể ép bắt cặp chúng theo ý muốn được. Khi sinh sản, cá bố và mẹ thay nhau chăm sóc, bảo vệ trứng. Sau khi cá con nở ra, chúng sẽ bú nhớt trên thân cá bố mẹ trong 2 - 3 ngày đầu. Đây là một điểm vô cùng độc đáo ở loài cá này.
Kỹ thuật nuôi cá đĩa từ A - Z
Bể cá dĩa với hệ thống lọc, sục khí, đèn LED đầy đủ.
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dĩa từ A - Z cho người chơi mới và cả người chơi lâu năm để giúp cá luôn khỏe mạnh, lên màu đẹp. Các bạn cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chuẩn bị hồ nuôi á đĩa
Đẻ cá dĩa có một môi trường sống phù hợp, bạn cần thiết kế bể nuôi như sau:
- Thể tích: Tối thiểu 80 - 130 Lít cho đàn từ 5 con cá, chiều dài từ 90 cm, cao trên 50 cm. Nếu nuôi số lượng lớn cần có thể tích lớn hơn để giảm thiểu tranh chấp.
- Trang bị máy sưởi: Để duy trì nhiệt độ từ 28 - 30 độ C.
- Hệ thống lọc: Dùng lọc mút, lọc tràn.
- Sục khí oxy: Liên tục để tăng lượng oxy hòa tan.
- Đèn LED: Dùng đèn có ánh sáng dịu.
- Trang trí: Trồng cây thủy sinh, nền lót sỏi mịn, trang trí thêm hang đá,...
Thông số nước lý tưởng với cá dĩa
Để giúp cá đĩa khỏe mạnh, sống lâu, lên màu đẹp thì nguồn nước của bạn cần đáp ứng những chỉ tiêu như sau.
- Nhiệt độ: Ổn định từ 28 - 30 độ C.
- pH: 5.5 - 6.9
- Độ cứng: 1 - 5 dGH.
- Amoniac, Nitrite: 0 ppm.
- Thay nước: Cứ mỗi 2 - 3 ngày thay 20 - 30% nước.
Cá đĩa ăn gì?
Như đã chia sẻ ở trên, cá dĩa rất kén ăn cho nên khi cho chúng ăn bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm như sau:
- Tim bò xay nhỏ.
- Trùn chỉ, loang quăng được vệ sinh kỹ.
- Artemia đông lạnh.
- Cám viên chuyên dụng cho cá đĩa, nhưng cần tập làm quen sớm.
Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản
Khi trưởng thành, cá dĩa sẽ tự bắt cặp với nhau để tiến hành sinh sản, và khi thấy chúng bắt cặp, bạn cần thực hiện những điều sau:
- Tách cặp cá đực, cái ra một hồ riêng.
- Dán ống nhựa PVC hoặc gạch để cá có thể đẻ trứng lên đó.
- Sau khi đẻ từ 48 - 60h thì cá con sẽ nở, ban đầu bạn không cần cho chúng ăn gì vì cá con tự ăn nhớt trên người cá bố, mẹ. Sau 4 - 6 ngày thì hãy tập cho chúng ăn Artemia mới nở.
Bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách xử lý
Cá dĩa khi được nuôi nhân tạo thường có nguy cơ mắc một số bệnh như nấm, thối vây, suy nội tạng, sình bụng...Cùng tìm hiểu rõ hơn về những căn bệnh này để có thể xử lý kịp thời nhé.
Tên bệnh | Triệu chứng | Cách xử lý |
Nấm trắng | Cá xuất hiện đốm trắng nhỏ li ti ở vây, thân, đuôi, vảy,... |
Tăng nhiệt độ lên 31 - 32 độ C trong 3 - 4 ngày để diệt khuẩn. Dùng muối pha loãng để tắm cá. Dùng thuốc trị nấm, chống nấm dành riêng cho cá cảnh. |
Thối vây | Vây cá bị rách, mòn, mủn dần, cá chỉ nằm dưới đáy, lười bơi. |
Khử trùng bể, cách ly cá bệnh. Dùng thuốc kháng sinh cho cá. |
Suy nội tạng | Cá không lanh lợi, lừ đừ, bỏ ăn, không bơi nhiều |
Cho cá nhịn từ 1 - 2 ngày. Bổ sung thêm vitamin trong thức ăn. Vệ sinh bể, thay nước. |
Sình bụng | Bụng phình to bất thường, cá đi phân màu trắng |
Hạn chế thức ăn tươi sống không đảm bảo vệ sinh. Tắm cá bằng nước muối pha loãng. |
Cá đĩa gá bao nhiêu?
Hiện nay, tại thị trường cá cảnh Việt Nam giá cá dĩa thường dao động tùy thuộc vào kích thước, màu sác và nguồn gốc. Cùng tham khảo chi tiết trong bảng giá sau nhé:
Loại cá dĩa | Giá tham khảo (VNĐ/con) |
Cá dĩa size mini 6 - 8 cm | 130.000 - 160.000 VNĐ/con |
Cá dĩa trưởng thành size bàn tay | Trên 500.000 VNĐ/con |
Cá dĩa màu sắc đẹp, trưởng thành | Trên 300.000 VNĐ/con |
Cá dĩa da beo loại chuẩn, đẹp | Trên 600.000 VNĐ/con |
Top10 loại cá đĩa đẹp cho bể thủy sinh
Hiện nay, cá dĩa có rất nhiều biến thể màu sắc, hoa văn khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm 10 loại cá đĩa đẹp, được yêu thich hiện nay trong thị trường cá cảnh Việt Nam nhé.
Cá đĩa xanh lam
Một chú cá dĩa xanh lam đặc biệt.
Là một trong những loài cá dĩa được yêu thích nhất bởi nó có màu sắc dịu mắt, cuốn hút với cơ thể có màu xanh lam hoặc xanh ngọc, một số cá thể có hoa văn sọc ngang hoặc dọc.Chúng thường được nuôi chung với cá dĩa đỏ, trắng hoặc vàng để tạo sự tương phản về màu sắc trong hồ.
Cá đĩa nâu - Brown Discus
Cá dĩa nâu hoang dã với màu sắc bắt mắt.
Đây là loài cá dĩa hoang dã nguyên bản, thường được tìm thấy tại các lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Chúng không có màu sắc sặc sỡ nhưng lại có màu nâu vô cùng mộc mạc, kết hợp với 9 sọc đen chạy dọc cơ thể, amwts thường có màu cam hoặc đỏ gạch và kích thước trung bình chỉ từ 12 - 15 cm.
Cá đĩa đỏ - Red Discus
Cá dĩa đỏ với màu sắc rực rỡ.
Đây là một trong những loài cá dĩa được yêu thích nhất trong giới cá cảnh bởi nó có màu sắc vô cùng bắt mắt. Toàn bộ cơ thể có màu đỏ cam, đỏ gạch hoặc đỏ tươi, một số loài có vân mịn hoặc hoa văn dạng lưới, tạo thành một điểm nhấn hoàn hảo trong bể cá thủy sinh.
Cá dĩa vàng - Golden Discus
Một chú cá dĩa có màu vàng tươi rực rỡ.
Bên cạnh cá dĩa đỏ thì cá dĩa vàng cũng rất được yêu thích trong bể thủy sinh bởi vì cơ thể sở hữu một màu vàng chanh, vàng ánh kim hoặc vàng kem vô cùng rực rỡ, nhất là dưới ánh đèn LED. Ở dòng này, chúng thường không có sọc hoặc vân cực mịn.
Cá đĩa Bồ Câu - Pigeon Blood Discus
Một cặp cá dĩa bồ câu.
Đây được xem là "Nữ hoàng hoa văn" của dòng cá dĩa. Chúng cũng được lai tạo lâu đời và rất phổ biến trong giới cá cảnh. Thân hình chúng có màu sắc rực rỡ với thân có màu trắng sáng, kem vàng nhạt kết hợp với vân đỏ, chấm bi đỏ, đốm máu đỏ nổi bật.
Cá đĩa beo - Leopard Ring Discus
Cá dĩa da beo với hoa văn độc đáo.
Là dòng biến thể cá dĩa được ưa chuộng nhất khi sở hữu những hoa văn đóm nhỏ màu đỏ trống gioonhs như da báo nổi bật trên phần thân có màu trắng sữa, vàng nhạt hoặc kem. Mắt chúng thường có màu đỏ hoặc cam, kích thước cá trưởng thành từ 12 - 18 cm.
Cá đĩa Snow White
Một cặp cá dĩa show white.
Đây là một dòng cá dĩa được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích bởi nó có màu sắng trắng tinh khôi, không vằn, không sọc vô cùng thuần khiết và nổi bật dưới ánh đèn.
Cá dĩa hoa hồng
Một bể cá dĩa hoa hồng sặc sỡ.
Cá dĩa hoa hồng là một dòng cá đĩa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt nhất. Chúng được ví như những đóa hoa hồng đỏ tuyệt đẹp với màu sắc đỏ tươi hay hồng đậm, kết hợp với cá vằn sọc đen hoặc không có vằn sọc, mắt có màu đỏ hoặc cam nổi bật dưới ánh đèn.
Cá dĩa Galaxy
Cá dĩa galaxy.
Cá dĩa galaxy có giá trị rất cao và được người chơi cá cảnh săn lùng bởi nó có ngoại hình nổi bật với hoa văn, màu sắc ấn tượng giống như một bầu trời sao. Màu nền chủ yếu là tím sẫm, nâu đỏ, có các đốm trắng nhỏ li ti kết hợp với vệt loang như dải ngân hà.
Qua bài viết trên, cacanhdep.org đã chia sẻ với các bạn chi tiết thông tin về cá đĩa (cá dĩa). Đây quả thực là một loài cá cảnh có ngoại hình đẹp, màu sắc bắt mắt nhất, khá là dễ nuôi và có nhiều tập tính thú vị. Nếu bạn muốn bể cá của mình trông sinh động hơn, thu hút hơn thì cá dĩa là một lựa chọn tuyệt vời.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Blog của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều loài cá cảnh đẹp, thú vị khác nha. Chào tạm biệt và hẹn sớm gặp lại!