Cá chim sâu (Yellow Butterflyfish) - Tập tính, cách chăm sóc
Blog | by
Cá chim sâu (Yellow Butterflyfish), loài cá cảnh biển có màu vàng chanh rực rỡ cùng chiếc mõm siêu dài, tính tình hiền lành, ôn hòa, dễ thích nghi với bể nuôi nhân tạo.
Cá chim sâu (Yellow Butterflyfish – Forcipiger flavissimus) là một loài cá cảnh biển có ngoại hình độc đáo, ấn tượng với cơ thể có màu vàng chanh rực rỡ cùng chiếc mõm dài giống như "mỏ chim". Chúng không chỉ có vẻ ngoài đẹp mắt mà còn có tập tính thú vị, thu hút sự chú ý của nhiều dân chơi cá cảnh.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng cá cảnh đẹp khám phá nguồn gốc, ngoại hình, tập tính cũng như cách chăm sóc cá chim sâu chi tiết nhất nhé!
Thông tin về cá chim sâu (Yellow Butterflyfish):
Tên khoa học | Forcipiger flavissimus |
Tên thường gọi | Cá chim sâu |
Lớp | Actinopterygii - Cá vây tia |
Bộ | Acanthuriformes |
Họ | Chaetodontidae - Cá bướm |
Chi | Forcipiger |
Loài | Forcipiger flavissimus |
Nguồn gốc | Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương |
Kích thước | Trung bình 12 - 15 cm |
Nguồn gốc cá chim sâu (Yellow Butterflyfish)
Cá chim sâu là một loài cá thuộc họ cá bướm.
Cá chim sâu hay còn gọi là Yellow Butterflyfish, tên khoa học là Forcipiger flavissimus, một loài cá bản địa đến từ các rạn san hô thuộc vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cụ thể như sau:
- Biển Đỏ
- Bờ biển Đông Phi đến Hawaii
- Quần đảo Marquesas, nam Nhật Bản.
- Rạn san hô Great Barrier (Úc).
Trong tự nhiên, loài cá này chủ yếu sống ở những rạn san hô nông, nơi có nước trong sạch với độ sâu từ 1 - 40 mét, phổ biến nhất là từ 5 - 20 mét.
Cá chim sâu được xem là "chỉ số sinh thái tốt" cho sức khỏe rạn san hô, do chúng sống phụ thuộc vào hệ sinh thái san hô khỏe mạnh.
Hiện nay, Yellow Butterflyfish trở nên phổ biến trong ngành thủy sinh bởi nó có ngoại hình ấn tượng cùng màu sắc bắt mắt.
Ngoại hình cá chim sâu (Yellow Butterflyfish)
Ngoại hình ấn tượng của một chú cá chim sâu.
Cá chim sâu là một trong những loài cá có vẻ ngoài độc đáo, ấn tượng nhất trong họ cá bướm. Cùng tìm hiểu chi tiết về ngoại hình của loài cá này nhé.
- Hình dáng thân: Dẹp, hình oval, giống như một chiếc dĩa mỏng.
- Kích thước: Trung bình khoảng 12 - 15 cm, tối đa có thể đạt tới 22 cm.
- Mõm: Dài, hẹp và nhọn, giống như mỏ của một chú chim, có màu trắng bạc
- Màu sắc: Thân sau và vây, đuôi đều có màu vàng tươi, bắt mắt, phần đầu chia làm hai nửa, nửa trên có màu đen chạy dài từ đỉnh đầu đến bao phủ mắt giống như đang đeo mặt nạ, nửa dưới có màu trắng
- Vây lưng: Cao, kéo dài từ giữa lưng đến gần cuối đuôi, có màu vàng chanh giống màu thân.
- Vây hậu môn, vây ngực: Có màu vàng, mềm mại
- Dáng bơi: Thanh thoát, uyển chuyển
Tập tính cá chim sâu (Yellow Butterflyfish)
Một cặp cá chim sâu đang cùng kiếm ăn trên rạn san hô.
Ngay bên dưới đây là những tập tính đặc trưng của cá chim sâu, cùng tìm hiểu xem liệu nó có gì khác biệt so với những loài cá cảnh khác không nhé.
Hiền lành, ôn hòa
Cá chim sâu là loài cá rất hiền lành, thân thiện và không bao giờ tỏ ra hung giữ với những loài các rạn san hô khác. Chúng cũng không có tập tính lãnh thổ mạnh như những loài cá khác trong họ cá bướm.
Không thích sống theo bầy đàn
Yellow Butterflyfish hiếm khi sống theo bầy đàn, chúng thường sống đơn lẻ hoặc theo cặp 1 đực - 1 cái lâu dài để vừa sinh sản vừa bảo vệ lãnh thổ cùng nhau.
Có tính "định cư"
Cá chim sâu có tập tính gắn bó cao với khu vực sống (rạn san hô) nhất định, chúng thường không di cư hoặc kiếm ăn xa và chỉ quanh quẩn trong khu vực nhỏ gần khu vực của mình để kiếm ăn.
Cách săn mồi độc đáo
Cá chim sâu có một chiếc mõm dài giống như "mỏ chim", chúng dùng chiếc mõm này để chọc sâu vào các khe đá, san hô để tìm kiếm thức ăn. Chúng cũng có thể đứng yên một chỗ để quan sát kỹ rạn san hô trước khi dùng mỏ chọc vào các khe rạn.
Sinh sản hữu tính
Cá chim sâu là loài cá sinh sản hữu tính theo kiểu đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Cá cái đẻ trứng nổi trong nước, cá đực sẽ bơi theo sau và phóng tinh trùng lên trứng để thụ tinh.
Trước khi ghép đôi, cá đực và cá cái thường bơi song song, lượn vòng nhẹ nhàng như một "màn khiêu vũ" đặc sắc để thu hút nhau.
Thông thường những cặp đôi đực - cái giữa cá chim sâu có xu hướng gắn bó suốt đời và hiếm khi đổi bạn tình khác.
Hướng dẫn nuôi cá chim sâu (Yellow Butterflyfish) cho người mới
Cá Yellow Butterflyfish cần môi trường sống ổn định, chất lượng cao.
Cá chim sâu là một loài cá cảnh biển có khả năng thích nghi cao, tuy nhiên nếu bạn muốn nuôi chúng phát triển tốt, khỏe mạnh và lên màu đẹp thì hãy tham khảo hướng dẫn bên dưới đây nhé.
Chuẩn bị bể nuôi cá chim sâu
Để tạo được môi trường sống nhân tạo giống với môi trường sống trong tự nhiên của cá chim sâu, khi thiết kế bể nuôi, bạn hãy lưu ý đến những yêu cầu sau nhé.
- Dung tích bể: Tối thiểu 250 - 300 lít cho 1 cá thể trưởng thành.
- Kích thước: 100 x 50 x 50 cm (Dài x rộng x cao) trở lên.
- Loại bể: Bể nước mặn, có kính trong, có nắp lưới hoặc kiếng.
- Hệ thống lọc: Chọn loại lọc mạnh, có khả năng xử lý amonia, nitrite, tốt nhất là chọn lọc tràn hoặc lọc đáy.
- Hệ thống sục khí hoặc tạo sáo: Chọn loại công suất nhẹ, tạo dòng chảy êm dịu.
- Skimmer: Cần có, chọn loại có công suất trên 300 lít.
- Hệ thống đèn LED: Nếu có nuôi san hô thì chọn loại đèn LED Reef chuẩn.
- Trang trí bể: Dùng đá sống để tạo hình khe đá, hang hốc giúp cá có nhiều nơi trú ẩn, kiếm ăn. Nền bể nên dùng cát san hô mịn dày từ 2 - 4 cm.
- Chu kỳ ổn định bể: Bạn cần cho bể ổn định từ 3 - 6 tuần trước khi thả cá vào bể.
Thông số nước phù hợp để nuôi cá chim sâu
Để giúp cá chim sâu sớm ổn định và thích nghi với môi trường nuôi nhốt nhân tạo thì nguồn nước trong bể cần ổn định và đảm bảo chất lượng như sau:
- Nhiệt độ: 24 - 28 độ C, duy trì ổn định.
- Độ mặn: 1.023 - 1.025 SG
- pH: 8.1 - 8.4
- Amonia, Nitrite: 0 ppm
- Oxy hòa tan (DO): Cao trên 6 mg/L
- Canxi: 380 - 450 ppm, nếu không nuôi san hô trong bể thì cũng không cần thiết.
Để giúp chất lượng nước luôn ổn định và đảm bảo, bạn cần có những thiết bị như sau:
- Bút đo pH.
- Test kit API
- Refractometer đo độ mặn
- Nếu bể nuôi san hô thì cần thêm các loại test Ca, Mg, KH...
Cá chim sâu (Yellow Butterflyfish) ăn gì?
Cá chim sâu là loài ăn thịt, nhưng chủ yếu là các sinh vật nhỏ sống trong khe đá hoặc rạn san hô. Tuy nhiên, khi bạn nuôi chúng trong bể nhân tạo thì có thể cho ăn những loại như sau:
- Tôm tươi hoặc tôm đông lạnh: baby brine shrimp, mysis shrimp.
- Thức ăn dạng viên hoặc gel: Chọn loại giàu protein, dưỡng chất dành riêng cho cá bướm.
- Trùn chỉ: Món ăn yêu thích nhất.
- Thức ăn thực vật: Cho ăn it nhưng cần thiết, ví dụ như tảo nâu, tảo bẹ hoặc tảo biển.
Lưu ý khi cho cá Yellow Butterflyfish ăn:
- Cho cá ăn 2 - 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối với lượng thức ăn vùa phải.
- Nên đa dạng các loại thức ăn.
- Không nên cho cá cho ăn quá nhiều loại thức ăn khô vì nó sẽ hơi khó tiêu hóa.
Cá chim sâu nên, không nên nuôi chung với loài cá nào?
Mặc dù cá chim sâu là loài hiền lành và ôn hòa với nhiều loài cá cảnh biển khác, tuy nhiên để chúng có thể phát triển khỏe mạnh, không bị stress thì bạn cần lựa chọn những loài cá nuôi chung phù hợp, cụ thể như sau.
Cá chim sâu nên nuôi chung với cá:
- Cá Nemo (Cá hề)
- Các loại cá đuôi gai như: Cá đuôi gai vàng, cá nẻ xanh,...
- Cá wrasse
- Cá vẹt
- Các loài cá bướm khác như: Copperband Butterflyfish, Longfin Butterflyfish
Cá chim sâu không nên nuôi chung với cá:
- Cá sư tử (Lionfish)
- Cá thằn lằn (Triggerfish)
- Cá bướm có tính lãnh thổ cao như cá bướm mắt đỏ, cá bướm gai cứng.
Chăm sóc sức khỏe cho cá chim sâu
Để giúp cá Yellow Butterflyfish hạn chế bệnh tật, khỏe mạnh nhất thì bạn cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho loài cá này, cụ thể như sau:
Dấu hiệu bệnh thường gặp và cách xử lý:
Triệu chứng | Nguyên nhân | Cách xử lý |
Cá xuất hiện đốm trắng li ti như muối trên thân, vây, mang, đuôi,... | Cá bị bệnh nhiễm trắng (Ich) |
Cách ly cá bệnh. Tăng nhiệt độ lên 28 - 29 độ C để diệt vi khuẩn. Dùng thuốc trị nấm trắng theo liều lượng khuyến cáo |
Cá xuất hiện mảng nhầy, lở loét | Nhiễm khuẩn |
Cách ly cá bệnh. Dùng thuốc kháng sinh nhẹ cho cá Thay nước trong bể, đảm bảo chất lượng nước ổn định |
Cá lờ đờ, thích nằm dưới đáy |
Cá thiếu oxy, sốc nước Cá nhiễm ký sinh |
Kiểm tra chất lượng nguồn nước Tăng hàm lượng oxy hòa tan |
Cá bỏ ăn nhiều ngày | Cá bị stress, cá mắc bệnh tiêu hóa |
Kiểm tra lại chất lượng nước. Đa dạng thức ăn cho cá. Cách ly cá để theo dõi |
Bảng giá cá chim sâu (Yellow Butterflyfish)
Hiện nay, tại thị trường cá cảnh Việt Nam, giá cá chim sâu phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc, kích thước và cửa hàng thủy sinh. Ngay bên dưới đây là một số mức giá mà chúng tôi đã tổng hợp được:
- Cá chim sâu tại cửa hàng Aquarium Care: 670.000 VNĐ/con, cá nhập khẩu, kích thước trung bình.
- Cá chim sâu tại cửa hàng Soha Aqua: Không niêm yết công khai, cần liên hệ trực tiếp với cửa hàng để biết chi tiết.
- Cá chim sâu trên thị trường quốc tế: Khoảng 59$ - 120$ cho 1 con (Khoảng 1.450.000 - 2.950.000 VNĐ)
Hình ảnh cá chim sâu (Yellow Butterflyfish) đẹp
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc cá chim sâu (Yellow Butterflyfish) với vẻ đẹp rực rỡ, nổi bật đang uyển chuyển bơi lội qua những hình ảnh bên dưới đây nhé.
Hình ảnh cá chim sâu với màu vàng chanh bắt mắt.
Cá chim sâu thích sống nơi có nhiều khe đá để kiếm ăn và có thể lẩn trốn.
Cá chim sâu với chiếc mõm siêu dài, ấn tượng.
Với những nội dung mà caacanhdep.org chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về cá chim sâu (Yellow Butterflyfish). Đây là một loài cá cảnh đẹp, nổi bật, phù hợp cho các bể thủy sinh nước mặn, nhưng nó cũng đòi hỏi môi trường nước ổn định, chất lượng cao.
Nếu bạn muốn nuôi, tìm hiểu thêm nhiều loài cá cảnh đẹp khác nữa thì hãy đón đọc những bài viết khác thông qua chuyên mục Blog của chúng tôi nha!