Cá chim dù (Salifin Tang) - Hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất

Blog | by CÁ CẢNH ĐẸP

Cá chim dù (Sailfin Tang), loài cá cảnh biển thuộc họ cá đuôi gai, kích thước lớn, ngoại hình ấn tượng, màu sắc bắt mắt, chuyên ăn tảo, dễ thích nghi.

Cá chim dù (Sailfin Tang), loài cá cảnh biển có ngoại hình ấn tượng cùng họa tiết độc đáo, trông như những cánh buồm sặc sỡ đang bơi lượn duyên dáng trong đại dương. Chúng được giới chơi cá cảnh đánh giá cao không chỉ về ngoại hình mà còn khả năng thích nghi.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng cá cảnh đẹp tìm hiểu các đặc điểm về nguồn gốc, tập tính, cũng như cách nuôi và chăm sóc cá chim dù khỏe mạnh, phát triển tốt nhất nha!

Thông tin về cá chim dù (Sailfin Tang):

Tên khoa học Zebrasoma velifer
Tên thường gọi Cá chim dù, Sailfin Tang
Họ Acanthuridae - Cá đuôi gai
Chi Zebrasoma
Nguồn gốc Ấn Độ Dương, Thái Bình Dươn
Kích thước Trưởng thành có thể lên đến 38 cm
Tuổi thọ 5 - 10 năm (Trung bình)
Môi trường sống Cá nước mặn

Nguồn gốc cá chim dù (Sailfin Tang)

Một chú cá chim dù đang bơi trên những rạn san hô.

Cá chim dù hay còn gọi là Sailfin Tang, tên khoa học Zebrasoma velifer, thuộc họ cá đuôi gai (cá Tang). Chúng là loài cá bản đại của vùng Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Biển Đông, cụ thể như sau:

  • Ấn Độ Dương: Từ Đông Phi, Maldives đến SriLanka
  • Thái Bình Dương: Từ Indonesia, Philippines, Papua New Guinea, Úc, Hawaii.
  • Biển Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia

Trong tự nhiên, chúng thường sinh sống tại những rạn san hô ven bờ, vùng có nhiều đá ngầm với độ sâu 2 - 55 mét so với mực nước biển. Cá con ban đầu thường chỉ quanh quẩn xung quanh rạn san hô dày, sau khi trưởng thành mới bơi lội ở những vùng thoáng hơn.

Hiện nay, vì có ngoại hình đẹp, màu sắc bắt mắt nên loài cá này rất phổ biến trong thị trường cá cảnh biển.

Ngoại hình cá chim dù (Sailfin Tang)

Màu sắc sặc sỡ của một chú cá Sailfin Tang.

Cá chim dù có ngoại hình lớn hơn nhiều so với những loài cá đuôi gai khác, màu sắc hoa văn sặc sỡ, ấn tượng, cụ thể như sau:

  • Kích thước: Cá trưởng thành có thể lên đến 38 cm
  • Hình dáng: Khi xòe vây, chiều cao có thể bằng hoặc lớn hơn chiều dài, trông chúng chư một lá cờ hoặc cánh buồm.
  • Thân hình: Dẹt, mỏng, hình oval, tương đối tròn.
  • Vây lưng & vây hậu môn: Cao, và dài, khi mở hết thì giống như cánh buồm nên còn có tên gọi là "Salflin"
  • Vây đuôi: Hình quạt, bo tròn.
  • Miệng: Nhỏ, nhọn, có màu vàng
  • Mắt: Lớn, nằm gần đỉnh đầu.
  • Màu sắc: Sặc sỡ với nền màu xám hoặc xanh lam nhạt, có những đường sọc, đốm màu vàng tươi chạy dọc thân, vây. Phần đầu có 2 đường sọc đen hoặc xanh đậm, xen giữ là một đường sọc trắng, trông vô cùng bắt mắt.

Tập tính cá chim dù (Sailfin Tang)

Cá chim dù đang bơi cạnh cá tang vàng.

Ngay bên dưới đây là những tập tính đặc trưng ở cá chim dù, mời các bạn cùng xem qua để hiểu thêm về loài cá này hơn nhé!

Có tính lãnh thổ

Nếu nuôi trong bể nhỏ, cá Sailfin Tang sẽ thể hiện rõ tập tính lãnh thổ. Chúng sẽ có xu hướng bảo vệ vùng bơi lội và kiếm ăn riêng của mình. Khi bị các loài cá khác xâm phạm, nó có thể rượt đuổi, xòe vây hoặc thậm chí là thay đổi màu sắc để nhằm hù dạo chúng.

Tuy nhiên, tính lãnh thổ này sẽ giảm đi nếu bể cá đủ lớn và có nhiều nơi trú ẩn.

Khá hiền lành

So với những con cá cùng họ cá đuôi gai thì cá chim dù khá hiền lành và ôn hòa. Nó có thể chung sống hòa bình với nhiều loại cá cảnh khác trong bể. Nhưng có thể hung dữ với một số loài cá tang cùng chi Zebrasoma nếu bể cá quá chật.

Là loài cá ăn tảo

Cá chim dù còn được mệnh danh là "máy dọn tảo sinh học" vì chúng là loài ăn tảo tự nhiên, thích rỉa tảo bám trên đá, san hô cả ngày mà không hề cảm thấy chán.

Khó sinh sản trong môi trường nuôi nhốt

Rất hiếm thấy cá Sailfin Tan sinh sản trong điều kiện bể nuôi nhân tạo. Chúng chỉ sinh sản trong tự nhiên bằng cách là cá cái sẽ phóng trứng vào cột nước, cá đưc bơi lại gần và phóng tinh lên để thụ tinh ngoài. Ấu trùng cá sau khi phát triển sẽ trôi tự do trong nước biển, sau đó nở thành cá con.

Hướng dẫn nuôi cá chim dù (Sailfin Tang) trong bể thủy sinh

Cá chim dù cần bể rộng rãi để thoải mái bơi lội.

Nếu bạn muốn thử sức với cá chim dù nhưng chưa biết cách nuôi, chăm sóc sao cho phù hợp để cá có thể phát triển tốt, khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ thì hãy tham khảo hướng dẫn bên dưới đây nhé!

Thiết kế bể phù hợp với cá Sailfin Tang

Ngay bên dưới đây là hướng dẫn thiết kế bể cá tối ưu về không gian, thẩm mỹ và giá trị cho những người mới chơi cá cảnh biển Sailfin Tang.

  • Dung tích bể: Tối thiểu 400 - 500 lít, càng lớn càng tốt
  • Kích thước: Dài 120 - 150 cm trở lên, cao tối thiểu 50 cm,
  • Bố cục bể: "Open space + Rockscape" có nghĩa là tạo khoảng trống ở giữa cho cá bơi thoải mái, hai bên hoặc góc sau xếp đá thành tầng, tạo nhiều hang hốc giống trong tự nhiên.
  • Trang trí: Dùng đá sống để giúp tảo phát triển tự nhiên, cung cấp thức ăn cho cá, trang trí thêm san hô mềm để tăng tính thẩm mỹ.
  • Hệ thống lọc: Dùng lọc tràn, lọc vi sinh có công suất mạnh.
  • Skimmer: Bắt buộc có để giúp loại bỏ chất hữu cơ, protein dư thừa trong hồ.
  • Máy tạo dòng wavemaker: Gắn ở 2 đầu bể, tạo dòng xoáy tuần hoàn giống trong tự nhiên
  • Đèn LED: Dùng đèn có ánh sáng trắng, xanh dương từ 10.000 - 20.000K để giúp tảo phát triển.
  • Tạo khu vực cho ăn: Dùng kẹp thức ăn gắp trên thành bể để kẹp rong biển khô cho cá rỉa.

Thông số nước phù hợp với cá chim dù

Điều quan trọng tiếp theo trong việc nuôi cá Sailfin Tang là bạn cần chuẩn bị được nguồn nước phù hợp, đạt những chỉ tiêu sau:

  • Loại nước: Nước biển nhân tạo từ muối biển chuyên dụng
  • Độ mặn: 1.020 - 1.025 SG
  • Nhiệt độ: 24 - 28 độ C
  • pH: 8.1 - 8.4
  • Kiềm: 8 - 12 dKH
  • NH₃/NH₄⁺: 0 ppm (Chất độc cho cá).
  • Thay nước định kỳ: Mỗi tuần thay 10 - 20% nước trong bể để duy trì chất lượng.

Chế độ ăn cho cá chim dù

Nếu bạn thắc mắc cá chim dù ăn gì thì câu trả lời là tảo nhé, đây là loài cá ăn thực vật nhưng chủ yếu và thích nhất là tảo biển. Khi nuôi chúng trong bể, bạn có thể cho ăn những loại như sau:

  • Rong biển khô (nori) kẹp vào đá hoặc dùng kẹp đồ ăn.
  • Cám viên chiết xuất từ tảo spirulina
  • Tảo tươi có trong bể
  • Bổ sung thêm protein như tôm băm, artemia, mysis với tần suất 1 - 2 lần/tuần.

Cá chim dù nuôi chung với cá nào?

Cá Sailfin Tang mặc dù khá hiền nhưng vẫn có tính lãnh thổ, nên bạn có thể nuôi chung chúng với một số loài sau:

  • Cá Nemo (Cá hề)
  • Cá thiên thần lùn
  • Cá bướm, cá đuôi lửa,...

Tránh nuôi với những loài cá hung dữ hoặc cá nhỏ hơn nếu không muốn xảy ra xung đột.

Bệnh thường gặp ở cá chim dù và cách điều trị

Ngay bên dưới đây là một só bệnh thường gặp ở cá Sailfin Tang cùng với các triệu chứng, cách xử lý, điều trị kịp thời để giảm thiểu rủi ro, mời các bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.

Tên bênh Nguyên nhân Triệu chứng Cách xử lý
Bệnh đốm trắng - Ich (Marine White Spot Disease) Ký sinh trùng Cryptocaryon irritans

Cá xuất hiện đốm trắng nhỏ như hạt muối trên cơ thể.

Cá hay dụi mình vào đá, san hô để cảm thấy dễ chịu hơn.

Thở dốc, bỏ ăn

Cách ly cá ra bể riêng

Điều trị bằng thuốc Ich chuyên dụng

Tăng nhẹ nhiệt độ để xử ký sinh

HLLE – Hội chứng rỗ đầu, mòn vây

Thiếu dinh dưỡng

Nước ô nhiễm

Nhiễm ký sinh

Cá xuất hiện vết lõm, sẹo ở vùng đầu, hai bên thân cá

Cá trông yếu ớt, lười hoạt động, bỏ ăn

Điều chỉnh chất lượng nước, thay nước thường xuyên.

Bổ sung Vitamin A, C, khoáng chất

Tránh cho cá bị stress

Giun ký sinh - Flukes Ký sinh trùng bám lên da, mang

Cá ngứa, hay dụi mình vào thành bể, đá, san hô

Cá thở gấp, mang mở rộng ra

Cá bỏ ăn, bơi loạng choạng, mất phương hướng

Cách ly cá ra bể riêng

Dùng thuốc PraziPro hoặc General Cure

Cứ cách 5 - 7 ngày tiến hành thay nước, hút đáy một lần

Bảng giá cá chim dù (Sailfin Tang)

Hiện nay, trên thị trường cá cảnh Việt Nam, cá chim dù thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc nhập khẩu, kích thước, thời diểm hay tinh trạng sức khỏe, màu sắc của cá.

  • Cá chim dù thường size nhỏ - trung: Trên 600.000 VNĐ/Con
  • Cá chim dù biển Đỏ size nhỏ - trung: 1.200.000 - 1.400.000 VNĐ/Con

Cá nhập khẩu từ biển Đỏ luôn có giá thành cao nhất nhưng đổi lại chúng có màu sắc nổi bật, ngoại hình chuẩn, đẹp mắt hơn.

Hình ảnh cá chim dù (Sailfin Tang) đẹp

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp rực rỡ của cá chim dù (Sailfin Tang) qua những hình ảnh mà chúng tôi sưu tầm được bên dưới đây để xem thử, liệu chúng có giống những cánh buồm sặc sỡ đang lướt trong đại dương bao la không nhé!

Một chú cá Sailfin Tang đang bơi cạnh những bãi đá lớn.

Hình ảnh cá chim dù đang bơi lượn giữa rạn san hô khổng lồ.

Cá Sailfin Tang đang bơi cùng những chú cá khác trong đại dương.

Những chú cá chim dù đang bơi cạnh nhau.

Qua những nội dung mà cacanhdep.org chia sẻ ở trên, có thể thấy rằng cá chim dù (Sailfin Tang) là một lựa chọn hoàn hảo cho các bể cá thủy sinh nước mặn bởi nó sở hữu ngoại hình ấn tượng cùng màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên, loài cá này cần nhiều không gian sống và kinh nghiệm phong phú, nhưng đổi lại một chú cá xinh xắn như vậy thì rất xứng đáng đúng không nào!

Chào tạm biệt và hẹn sớm gặp lại các bạn trong những bài viết khác của chuyên mục Blog để cùng tìm hiểu thêm về thế giới cá cảnh bao la nhé!

Bài viết liên quan