Cá Cánh Buồm - Tập tính, cách chăm sóc và sinh sản tốt
Blog | by
Cá cánh buồm, loài cá cảnh quốc dân, giá thành siêu rẻ, dễ chăm sóc, nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau thường xuất hiện trong mọi bể cá thủy sinh.
Nhắc tới cá cảnh đẹp, sặc sỡ, bình dân, dễ nuôi thì không thể nào không nhắc đến cá cánh buồm được. Đây là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Chúng không chỉ có nhiều màu sắc như màu đen tiger, đỏ neon, xanh neon, vàng neon....mà còn có giá thành rất rẻ, thân thiện, dễ nuôi.
Hãy cùng cá cảnh đẹp đi sâu khám phá về nguồn gốc, tập tính cũng như cách chăm sóc cá cánh buồm chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về cá Cánh Buồm:
Tên khoa học | Gymnocorymbus ternetzi |
Tên khác | Cá bánh lái, cá hắc quần, cá váy |
Tên tiếng Anh | Blackamoor, black skirt tetra, Black widow... |
Lớp | Actinopterygii - Cá vây tia |
Bộ | Characiformes - Cá chép mỡ |
Nguồn gốc | Phân bố ở Nam Mỹ |
Tuổi thọ | Trung bình 3 - 5 năm |
Kích thước | 4 - 5 cm |
Nguồn gốc cá cánh buồm
Cá cánh buồm có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Cá cánh buồm có tên khoa học là Gymnocorymbus ternetzi, tên khác là Cá bánh lái, cá hắc quần, cá váy,...Đây là một loài cá cảnh nhỏ nhắn, đẹp mắt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cụ thể là các vùng nước ngọt chảy chậm và rừng ngập nước tại lưu vực sông Amzon, Sông Paraguay và sông Guapore.
Loài cá này thích sống ở vùng nước ấm, yên tĩnh có nhiều cây thủy sinh để giúp chúng ẩn náu và kiếm ăn.
Hiện nay, cá cánh buồm được nhân giống rộng rãi khắp toàn cầu bởi vì ngoại hình bắt mắt, giá thành rẻ, dễ nuôi.
Phân loại cá cánh buồm
Ban đầu, cá cánh buồm hoang dã chỉ có màu đen xám với sọc dọc đen nổi bật, nhưng sau quá trình lai tạo đã tạo thành nhiều giống cá có màu sắc khác nhau như cánh buồm trắng albino, cánh buồm nhiễm huỳnh quang, cánh buồm màu cam, xanh dạ quang...
Cá cánh buồm đen - Black Shirt Tetra
Một chú cá Black Shirt Tetra.
Cá cánh buồm đen hay có tên tiếng anh là Black Shirt Tetra, đây là loài cánh buồm hoang dã có trong tự nhiên. Chúng có thân màu xám và hai sọc đen nổi bật, đầu có phần ánh bạc, vây nhỏ có màu xám nhạt hơi trong suốt.
Cá cánh buồm trắng (White Tetra)
Cá cánh buồm trắng.
Đây là biến thể bạch tạng (albino) của cá cánh buồm đen, có màu trắng trong suốt kèm ánh ngọc trai dịu mắt, đôi mắt màu hồng, đỏ đặc trưng. Chúng cũng có thân hình dẹp, vây lưng, vây hậu môn nở rộng trông giống như cánh buồm.
Cá cánh buồm huỳnh quang (Glofish)
Những chú cá Glofish có màu sắc neon siêu rực rỡ.
Cánh buồm huỳnh quang cũng là một phiên bản biến thể đầy màu sắc của cánh buồm truyền thống. Chúng có màu sắc neon có khả năng phát sáng dưới ánh đèn LED như xanh neon, hồng cánh sen, cam lửa, vàng chanh, đỏ tươi,,,
Đây là loài cá cánh buồm được yêu thích nhất trong các bể thủy sinh vì có màu sắc sặc sỡ cực kỳ bắt mắt, có thể giúp bể cá trở nên sinh động hơn.
Đặc điểm ngoại hình cá cánh buồm
Cá cánh buồm có nhiều màu sắc khác nhau.
Tuy cá cánh buồm có nhiều biến thể màu sắc, nhưng tất cả chúng đều có một đặc điểm chung về hình thái như sau:
- Kích thước: Trung bình 4 - 5 cm.
- Thân hình: Dẹt hai bên, có hình thoi. Phần thân trên hơi cao.
- Đầu & miệng: Đầu nhỏ, mắt tròn to, miệng hơi chếch lên trên.
- Vây lưng: Dựng đúng, cao nhọn, giống như cánh buồm đang dương căng.
- Vây hậu môn: Rộng, xòe lớn.
- Vây đuôi: Có hình chữ V, nhỏ nhưng rất linh hoạt.
- Màu sắc: Đa dạng tùy vào biến thể, có thể như màu đen, trắng, đỏ neon, xanh noen, vàng noen, cam neon,...
Tập tính cá cánh buồm
Cá cánh buồm thích sống theo bầy đàn.
Cùng tìm hiểu chi tiết về những tập tính thú vị của cá cánh buồm nhé.
Có tính bầy đàn cao
Cá cánh buồm có tính bầy đàn rõ rệt, nó rất thích sống theo bầy đàn từ 5 - 6 con, nếu bạn nuôi đơn lẻ thì sẽ dấn đễ cá bị stress và có tính cách bất thường. Tuy sống theo bầy đàn nhưng chúng có tính thứ bậc rất cao, thường các con đực sẽ rượt đuổi nhau để tranh dành vị trí "thủ lĩnh".
Nghịch ngợm và nhạy cảm
Cá cánh buồm rất tò mò với những chuyển động bên ngoài bể, nếu có người lại gần bể cá, chúng cũng sẽ bơi đến gần mặt kính. Và đặc biệt là loài cá này khá nghịch ngợm, nó có thể cắn, rỉa vây của những loài cá có vây dài như cá thần tiên, cá Betta, cho nên bạn cần cân nhắc tránh nuôi chung với những loài cá này nhé.
Là loài cá ăn tạp
Cá cánh buồm là loài ăn tạp, chúng thường hoạt động ở tầng giữa đến tầng mặt, khi thấy có thức ăn chúng sẽ nhanh chóng kéo tới theo bầy trông rất vui mắt.
Khả năng thích nghi tốt
Cá cánh buồm cũng có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau, nhưng tốt nhất vẫn là giữ môi trường ổn định, sạch sẽ, có nhiều cây thủy sinh và phải là vùng nước yên tĩnh hoặc có dòng chảy nhẹ.
Hướng dẫn nuôi cá cánh buồm chi tiết cho người mới
Một bể cá cánh buồm siêu đẹp.
Cá cánh buồm là loài cá cảnh rất dễ nuôi và phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên để giúp cá lớn nhanh, khỏe mạnh, có màu sắc đẹp thì bạn hãy làm theo hướng dẫn sau nhé.
Thiết kế bể nuôi cá cánh buồm
Để nuôi cá cánh buồm, bạn cần chuẩn bị bể cá đáp ứng những điều kiện sau:
- Kích thước: Tối thiểu 50 - 80L cho nhóm 5 -7 con, trên 100L nếu nuôi chung với nhiều loại cá khác.
- Hệ thống lọc: Chọn lọc thác, lọc trong hoặc lọc ngoài đều được, miễn có dòng chảy nhẹ.
- Sục khí: Cần có máy sục khí giúp cung cấp lượng oxy hòa tan trong nước.
- Đèn LED: Chọn đèn trắng hoặc có màu dịu dàng để tăng màu sắc cho cá.
- Trang trí bể: Trông nhiều cây thủy sinh, tạo hang đá, lũa gỗ để mô phỏng môi trường tư nhiên của cá.
Thông số nước phù hợp với cá cánh buồm
Cá cánh buồm sẽ phát triển tốt nhất khi nước có những thông số cơ bản như sau:
- Nhiệt độ: Tù 24 - 28 độ C, nếu dưới 24 độ C cần có máy sưởi.
- pH: Dao động từ 6.5 - 7.5
- Độ cứng: 4 - 12 dGH.
Cá cánh buồm ăn gì?
Đây là loài ăn tạp, cho nên chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn như sau:
- Thức ăn cám viên: Chọn loại dành cho cá tầng giữa.
- Thức ăn tươi sống: Trùn chỉ, bo bo.
- Chế độ ăn: Ăn 1 -2 lần mỗi ngày, không cho quá nhiều thức ăn.
Chăm sóc và thay nước bể
Cá cánh buồm thích điều kiện nước sạch cho nên bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, thay nước bể, cụ thể như sau:
- Thay nước: Mỗi 2 tuần 1 lần, mỗi lần thay từ 20 - 30% nước trong bể.
- Kiểm tra hệ thống lọc, sục khí: Kiểm tra thường xuyên mỗi tuần.
- Vệ sinh bể: Dọn đáy bể, bề mặt kính 2 tuần một lần.
Cá cánh buồm nuôi chung với những loài cá nào
Cá cánh buồm khá hiền lành và có thể nuôi chung với một số loài cá như sau:
- Cá Neon, cá molly, cá platy.
- Cá bút chì, cá tam giác...
Không nên nuôi cá cánh buồm chung với những loài sau:
- Cá Betta, cá ông tiên, cá bảy màu vì chúng sẽ hay cắn vây.
- Các loài cá hung dữ như cá La hán, cá Hồng két,...
Chăm sóc sức khỏe cho cá cánh buồm
Bạn cần thường xuyên quan tâm đến sức khỏe, trạng thái, hành vi của cá cánh buồm để xem liệu chúng có những dấu hiệu bất thường không, nếu có thì cần can thiệp, xử lý kịp thời.
Một số dấu hiệu bất thường:
- Cá có đốm trắng li ti trên thân vây, là cá đang nhiễm nấm.
- Cá bơi nghiêng, mất thăng bằng là có nguy cơ bị sốc nhiệt, rối loạn bong bóng.
- Thân cá, vây cá bị rách là có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng.
- Cá xỉn màu, ít hoạt động là có thể bị stress, sốc nước.
Biện pháp xử lý:
- Cách ly cá bệnh, cá có dấu hiệu bất thường
- Thay nước sạch.
- Tăng nhiệt độ lên 28 - 30 độ C trong 2 - 3 ngày để khr khuẩn.
- Sục khí mạnh hơn.
- Dùng thuốc hợp lý
Bí kíp giúp cá cánh buồm sinh sản tại nhà thành công
Cá cánh buồm có khả năng sinh sản trong bể nuôi.
Cá cánh buồm là loài đẻ trứng nhưng chúng không biết chăm con, thậm chí một số cá thể còn có thể ăn trứng của mình nếu không được tách ra kịp thời và cũng chỉ sinh sản khi đạt điều kiện tối ưu. Cho nên nếu bạn muốn loài cá này sinh sản tại gia thành công thì hãy chú ý một số điều sau.
Chọn cá bố mẹ chất lượng
Trước tiên, nếu muốn cá cánh buồm sinh sản thành công, bạn phải chọn cá bố mẹ đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Chọn cá trưởng thành trên 5 tháng tuổi.
- Chọn những con khỏe mạnh, bơi nhanh, không mắc bệnh, không dị tật.
- Cá mái có bụng tròn, thân to, vây ngắn hơn con đực.
- Cá đực: Thon, dài màu đậm hơn, vây lưng và vây hậu môn nhọn hơn.
Bí kíp là bạn có thể nuôi chúng theo bầy đàn từ 6 - 10 con và quan sát hành vi bắt cặp của chúng để chọn được cá trống, mái phù hợp.
Chuẩn bị bể sinh sản
Để kích thích việc sinh sản, bạn cần chuẩn bị bể, nguồn nước đáp ứng những tiêu chí sau:
- Thể tích: 30 - 50 Lít.
- Nhiệt độ: từ 26 - 28 độ C,,
- pH: từ: 6.5 - 7.2
- Đèn: Chọn ánh sáng yếu hoặc để ánh sáng tụ nhiên.
- Phải có nhiều cây thủy sinh như rêu, java để con cái có chỗ rải trứng.
Kích thích sính sản
Sau khi chọn được cặp bố mẹ, bạn cần tách chúng ra bể sinh sản vào khoảng thời gian chiều tối. Sau đó cho ăn thức ăn giàu đạm liên tục trong 3 - 4 ngày để cho trứng phát triển.
Ngoài ra bạn nên thay 10 - 20% nước để giúp nước trở nên mát hơn, giống như trời mưa ở ngoài tự nhiên giúp cá dễ đẻ hơn.
Cách ly cá bố mẹ sau khi đẻ
Quan sát hành vi của cá bố mẹ khi thấy chúng rượt đuổi nhau, cá mái sẽ đẻ trứng rơi tự do, cá bố sẽ theo sau để thụ tinh trực tiếp. Sau khi cá đẻ xong phải ngay lập tức chuyển cả bố và mẹ qua bể khác để tránh chúng ăn trứng.
Trứng sẽ nở vào khoảng sau 2 - 3 ngày, tùy nhiệt độ. Đợi cá con tiêu túi noãn trong 2 ngày, đến ngày thứ 3 bạn có thể cho cá con ăn bo bo, trùn chỉ hoặc thức ăn cho cá con.
Bảng giá cá cảnh buồm mới nhất 2025
Cá cánh buồm có giá thành rẻ nên thường được nuôi thành bầy lớn trong bể.
Dưới đây là bảng giá cá cánh buồm mới cập nhật tại thị trường cá cảnh Việt Nam, nếu bạn muốn mua loài cá này thì hãy tham khảo ngay, bật mí là giá thành rất rẻ đó nha.
Loại cá cánh buồm | Giá lẻ (VNĐ/con) | Giá sỉ (VNĐ/con) |
Cánh buồm thường | 3.000 - 5.000 |
Combo 50 con 130.000 Combo 100 con 250.000 |
Cánh buồm dạ quang | 10.000 - 15.000 | Combo 50 con 300.000 - 350.000 |
Cánh buồm tiger | 8.000 | Combo 50 con 200.000 - 250.000 |
Hỏi đáp về cá cánh buồm
Cá cánh buồm có cần oxy không?
Loài cá này có thể thở trực tiếp bằng không khí nên có thể không cần sục khí oxy, nhng nếu nuôi đàn lớn thì cần có máy sục để giúp cá phát triển tốt nhất.
Cá cánh buồm có tuổi thọ bao lâu?
Tuổi thọ trung bình của cá cánh buồm nếu được chăm sóc tốt từ 3 - 5 năm
Cá cánh buồm có hung dữ không?
Loài cá này khá hiền lành, chúng không có tính lãnh thổ, tuy nhiên vẫn có thói quen cắn hay rỉa vây của những loài cá có vây dài.
Cá cánh buồm có ăn cá bảy màu không?
Chúng không ăn cá bảy màu nhưng sẽ thích cắn, rỉa vây của loài cá này cho nên bạn không nên nuôi chung hai loại cá này với nhau đâu nhé.
Cá cánh buồm dạ quang có đẻ không?
Loài cá này dễ nuôi và có khả năng sinh sản trong diều kiện bể nuôi.
Hình ảnh cá cánh buồm đẹp, sặc sỡ
Cùng ngắm nhìn thêm những hình ảnh cá cánh buồm đẹp sặc sỡ với đủ màu sắc khác nhau siêu nổi bật trong bể cá thủy sinh nhé.
Một đàn cá cánh buồm đỏ rực rỡ.
Cá cánh buồm màu xanh dương.
Bể cá cảnh siêu đẹp với cá cánh buồm.
Bể cá cánh buồm dạ quang bắt mắt.
Qua những thông tin mà cacanhdep.org đã chia sẻ trên đây, các bạn có thể thấy được cá cánh buồm quả thực là một loài cá cảnh quốc dân, giá thành rẻ, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, dễ nuôi và thân thiện, rất thích hợp trang trí trong bể cá thủy sinh của mọi nhà.
Nếu bạn muốn biết thêm nhiều giống cá cảnh đẹp, độc đáo khác thì đừng quên ghé thăm chuyên mục Blog của chúng tôi ngay nhé.